Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Giá dầu thế giới ngày 31/8: Tiếp tục xu hướng tăng, vượt m���c 70 USD/thùng

Lo ngại nguồn cung thiếu hụt, dự trữ dầu thô Mỹ giảm và diễn biến tiêu cực tại Syria đã đẩy giá dầu tăng mạnh trong phiên 30/8.
Ảnh minh hoạ.
Theo ghi nhận của ifcmarketc, tại thị trường New York, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI được giao dịch cao nhất trong ngày 30/8 là 70,33 USD/thùng và thấp nhất là 69,43 USD/thùng. Trung bình cả phiên, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI là 69.88 USD/thùng, tăng 0,45%, tương đương 33 cent so với ngày 29/8.
Trong khi đó, theo ghi nhận tại cmegroup.com vào lúc 19:07:51 (giờ CT, ngày 30/8), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2018 là 70,06 USD/Ounce, tăng 56 cent so với giá đóng cửa ngày 29/8.
Tại thị trường London, ghi nhận đầu giờ ngày 31/8 của ifcmarkets, theo giờ Việt Nam, giá dầu Brentđứng ở mức 77,88 USD/thùng, tăng 13 cent so với giá đóng cửa ngày 30/8. Còn tại cmegroup.com vào lúc 19:07:51 (giờ CT, ngày 30/8), giá dầu Brent giao tháng 10/2018 là 77,48 USD/thùng.
Giá dầu thế giới tăng trong những phiên gần đây do tác động tích cực từ thông tin dự trữ dầu thô Mỹ giảm mạnh trong 2 tuần gần đây. Theo một dữ liệu mới nhất được công bố ngày 24/8, dự trữ dầu thô thương mại của Mỹ giảm 2,6 triệu thùng, xăng giảm 1,6 triệu thùng và các sản phẩm chưng cất khác như dầu nóng, diesel… giảm 800.000 thùng. Một tuần trước đó, dự trữ dầu thô của Mỹ cũng giảm 5,8 triệu thùng.
Ngoài ra, quyết định trừng phạt của Mỹ với Iran và thái độ cứng rắn của Iran đối với lệnh trừng phạt này đã không chỉ làm giảm nguồn cung dầu mỏ từ quốc gia này (theo ghi nhận, nửa đầu tháng 8/2018, sản lượng dầu của Iran đã giảm 700.000 thùng/ngày) mà còn đe doạ đường vận chuyển dầu thô, qua đó sẽ tác động tiêu cực đến tình hình cung ứng dầu thô toàn cầu.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

Thị trường ngày 30/8: Dầu thô và đường tăng giá mạnh, thép giảm phiên thứ 6 liên tiếp

Thị trường ngày 30/8: Dầu thô và đường tăng giá mạnh, thép giảm phiên thứ 6 liên tiếp
Giá dầu Brent đang trở lại đỉnh cao 7 tuần còn dầu WTI cao nhất 3 tuần trong khi đó giá thép có phiên giảm thứ 6 liên tiếp.
Dầu cao nhất 7 tuần
Giá dầu thô tăng hơn 1% trong phiên vừa qua do tồn trữ dầu thô và xăng của Mỹ giảm trong khi xuất khẩu dầu thô từ Iran cũng giảm do biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Dầu Brent kết thúc phiên tăng 1,19 USD tương đương 1,6% lên 77,14 USD/thùng, trong phiên có lúc đạt 77,41 USD, cao nhất trong vòng 7 tuần; dầu Tây Texas Mỹ (WTI) tăng 98 US cent tương đương 1,4% lên 69,51 USD/thùng vào cuối ngày, trước đó có lúc đạt 69,75 USD/thùng, cao nhất trong vòng 3 tuần.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho hay, tồn trữ dầu thô của nước này giảm 2,6 triệu thùng trong tuần vừa qua, vượt xa mức dự báo là chỉ 686.000 thùng.
Xuất khẩu dầu của Iran đang giảm nhanh hơn nhiều so với dự kiến, ước tính xuống dưới 70 triệu thùng (dầu thô và quặng dầu) trong tháng 8/2018, lần đầu tiên kể từ tháng 4/2017 thấp như vậy. Trong khi đó, những số liệu sơ bộ từ Angola – một thành viên của OPEC – cho thấy xuất khẩu của nước này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2006 do thiếu đầu tư vào cơ cở hạ tầng cũ nát.
Những điều này xảy ra trong bối cảnh sản lượng của Venezuela đã giảm một nửa kể từ năm 2016 gây lo ngại sẽ lại xảy ra tình trạng thiếu cung.
Mặc dù có nhiều nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ một số nước OPEC, ngân hàng Merrill Lynch vẫn nhận định cung dầu toàn cầu có thể tăng vào cuối năm nay, một phần do sản lượng của những nước ngoài OPEC như Canada, Mỹ và Brazil sẽ tăng lên. Hãng Equinor của Nauy vừa cho biết sẽ phát triển những giếng dầu mới ở Brazil để tăng sản lượng từ 90.000 thùng/ngày lên 300.000 – 500.000 thùng/ngày.
Vàng biến động trái chiều trên thị trường giao ngay và kỳ hạn
Thị trường vàng có những biến động thất thường trong phiên vừa qua. Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay tăng 0,4% lên 1.205,20 USD/ounce do USD giảm so với các đồng tiền chủ chốt, nhưng vàng giao tháng 12/2018 lại giảm 2,9 USD tương đương 0,2% xuống 1.211,50 USD/ounce bởi triển vọng Mỹ tăng lãi suất.
Vàng đang tiến tới tháng thứ 5 liên tiếp giảm, kỳ giảm dài nhất kể từ đầu năm 2013.
Thép giảm phiên thứ 6 liên tiếp
Giá thép tại Trung Quốc tiếp tục giảm phiên thứ 6 sau cảnh báo những rủi ro đối với nền kinh tế Trung Quốc có thể gia tăng vào nửa cuối năm nay. Thép cây kỳ hạn tháng 1/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 1,5% xuống 4.160 CNY (605 USD)/tấn.
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc cho rằng Chính phủ nước này cần nỗ lực hơn nữa để đạt các mục tiêu phát triển cơ bản.
Tuy nhiên, yếu tố ngăn giá thép giảm mạnh là biện pháp cắt giảm sản lượng thép trong nỗ lực giảm ô nhiễm môi trường.

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

Giá xăng dầu hôm nay (28/8): H��ớng đến chốt tháng ấn tượng

Giá xăng dầu hôm nay (28/8) đã có một phiên giao dịch tăng nhẹ và đang hướng đến những ngưỡng giá cao ngất ngưỡng cuối tuần này.
Giá xăng dầu hôm nay 28/8/2018, tính đến đầu giờ sáng, đang giao dịch ở ngưỡng:
Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 9): 68,86 USD/thùng – giảm 15 cent
Giá dầu Brent (giao tháng 9): 76,07 USD/thùng – tăng 24 cent
Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 9): 50.420 JPY/thùng – tăng 210 JPY
Giá xăng thành phẩm sàn Nymex: 208,98 USD/gallon – tăng 1,19 USD.
Giá xăng dầu hôm nay 27/8 đã có một phiên giao dịch tăng nhẹ và đang hướng đến những ngưỡng giá cao ngất ngưỡng cuối tuần này.
gia xang dau hom nay 288 huong den chot thang an tuong
Giá xăng dầu vẫn lên nhẹ.
Tuần trước, giá dầu trên thị trường Mỹ ghi nhận tuần tăng đầu tiên trong 2 tháng gần đây. Nhà đầu tư quan tâm nhiều đến thông tin dự trữ dầu giảm trong bối cảnh sản lượng dầu từ Iran đang giảm dần. Theo nhận định của các chuyên gia trên thị trường năng lượng, giá dầu đang có động lực tăng khi đồng USD suy yếu.
Thông tin quan trọng nhất trong thời gian gần đây là việc các nước liên quan đã đạt được thỏa thuận về việc duy trì cắt giảm sản lượng dầu cho đến cuối năm 2018.
Việc kéo dài chiến dịch cắt giảm sản lượng dầu nhằm mục đích giành lại quyền kiểm soát thị trường toàn cầu từ ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ.
Bên cạnh đó, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết các công ty năng lượng của Mỹ đã cắt giảm chín giàn khoan dầu trong tuần vừa qua xuống 860 giàn, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 5/2016.

Giá dầu trước viễn cảnh b��nh ổn

Ảnh minh họa
Dự báo dầu nhiều khả năng sẽ dao động xung quanh mức 70 - 75 USD/thùng từ nay đến cuối năm. Nếu không có biến động mới, mức giá có thể sẽ còn giảm nữa trong năm 2019
Giá dầu sau một thời gian chạm ngưỡng 80 USD/thùng trước những lo ngại về lệnh cấm vận của Mỹ nhằm vào Iran nay đã có chiều hướng hạ nhiệt. Giá dầu Brent ngày 27/8 đã tiếp tục giảm so với phiên giao dịch cuối tuần trước, xuống mức trên 75 USD/thùng. Giờ đây, những gì mà giới quan sát đang nhìn thấy là những biến động bởi lệnh cấm vận nhằm vào Iran nhiều khả năng sẽ không khiến giá dầu bị đẩy lên mức quá cao như những gì người ta lo ngại.
Những dự báo giá dầu có thể bị đẩy lên mức 120 USD/thùng hay 150 USD/thùng có thể sẽ chỉ là những lo lắng viển vông. Thực ra, những nhận định về mức giá cao quá mức như vậy không phải là không có cơ sở. Nhưng nền kinh tế thế giới lại đang bất ngờ gặp phải những nhân tố được ví như "gió xoay chiều".
Một trong những nhân tố đáng kể hơn cả được trang mạng Arabian Business chỉ ra là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuộc chiến dự kiến sẽ khiến cho GDP của Trung Quốc sụt giảm 0,3 - 0,5%, còn Mỹ sụt giảm 0,25%, từ đe dọa tới đà tăng trưởng và nhu cầu tiêu dùng năng lượng toàn cầu.
Thực tế, xu hướng đi xuống của nhu cầu dầu toàn cầu đã không còn là dự báo. Một trong những minh chứng rõ ràng đang diễn ra trong thực tế đã được Thời báo Arab(Kuwait) chỉ ra. Đó là gần 7 triệu thùng dầu thô Biển Bắc đang ùn ứ ngoài khơi, trên những con tàu vận tải, trong suốt 2 tuần qua, không thể tìm được người mua. Càng đáng chú ý hơn khi mà số liệu trong 20 năm qua cho thấy, tháng 8 lại chính là thời điểm mà nhu cầu tiêu thụ của dầu thô Biển Bắc đạt mức cao nhất.
Iran thời gian qua xuất khẩu khoảng 2,5 triệu - 3 triệu thùng dầu/ngày ra thị trường. Với các lệnh cấm vận, khả năng cao là lượng xuất khẩu của nước này rồi sẽ bị sụt giảm xuống còn chỉ khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày. Trước kia, người ta lo sự sụt giảm này sẽ để lại một sự thâm hụt lớn trong cán cân cung cầu của thị trường nhưng nay có vẻ những lo lắng đã được xua tan đi nhiều.
Báo Daily Star của Lebanon cho biết, theo tính toán của OPEC, nhu cầu dầu của thế giới trong năm 2019 là 32,05 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, sản lượng dầu của OPEC và một số nước xuất khẩu lớn trong tháng 7 vừa rồi đã đạt mức 32,32 triệu thùng/ngày. Saudi Arabia mới đây đã lại tuyên bố cắt giảm khoảng 200 thùng dầu/ngày trước lo ngại về khả năng dư thừa dầu trên thị trường.
Các tính toán cho thấy sản lượng của OPEC và một số đối tác xuất khẩu dầu lớn năm 2019 sẽ tăng khoảng 2,13 triệu thùng dầu/ngày.
Theo trang mạng Albawaba Business (Kuwait), cùng với đà sụt giảm của như cầu, giá dầu sẽ còn phải đối mặt với sức ép không nhỏ, khi sản lượng dầu khí đá phiến của Mỹ đã đạt mức kỷ lục.

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Sáng lên hy vọng mô hình trồng chuối Laba xuất khẩu

Những ngày này, nông dân xã Đạ K'Nàng, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) vui mừng phấn khởi khi lô chuối Laba đầu tiên được xuất sang Nhật Bản với số lượng 8 tấn.
Đối với một huyện còn gặp nhiều khó khăn như Đam Rông, mô hình trồng chuối hướng đến xuất khẩu đang thực sự mở ra một hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả cho bà con nơi đây.
Thu đến nửa tỷ đồng/ha
Chúng tôi đến thăm vườn chuối của gia đình anh Nguyễn Huy Phương (thôn Đạ Mun, xã Đạ K'Nàng) cùng lúc đoàn chuyên gia của doanh nghiệp Nhật Bản đang có mặt để kiểm tra chất lượng chuối.
sang len hy vong mo hinh trong chuoi laba xuat khau
Chuối xuất sang Nhật Bản được kiểm tra kỹ về kích thước, chất lượng quả
Sau một hồi tham quan vườn, kiểm tra kích thước, nếm những quả chuối chín vàng, anh Phương nhận được cái gật gù, tấm tắc khen ngợi từ các thành viên trong đoàn.
Anh Phương kể, trước khi quyết định trồng chuối anh đã đi đến các nhà vườn trồng chuối Laba ở các huyện để học hỏi. Họ đã trồng cách đây 5 năm nên rất rành về kỹ thuật, anh hỏi là họ hướng dẫn tận tình. Nhận thấy hiệu quả nên anh Phương múc bỏ vườn cà phê già cỗi trồng chuối Laba với quy mô hơn 10.000 gốc trên diện tích rộng 5ha.
Theo anh phương, trồng chuối Laba có ưu điểm nhanh cho thu hoạch. Thời gian một gốc từ lúc trồng tới ra buồng khoảng 8 tháng, từ lúc ra buồng đến thu hoạch khoảng 4 tháng nữa, tổng cộng 12 tháng là có thể thu chính vụ.
Việc chăm sóc loại cây này cũng rất dễ, mỗi tuần anh tưới 1 lần, nếu vào mùa khô thì rút ngắn thời gian lại. Trung bình một gốc chuối bón 20kg phân chuồng, bỏ 1 tấn NPK/ha, 3 tháng xịt thuốc bảo vệ thực vật 1 lần, thuốc trừ sâu sinh học, không gây độc hại, vừa an toàn lại nhanh phân hủy.
Thời điểm cây chuối Laba trổ buồng rất cần nước nên cần chú ý tưới nước và bón phân đầy đủ để quả phát triển tốt. Vào mùa mưa (từ tháng 5 - 11 dương lịch) chú ý thoát nước tốt cho vườn ở những chân đất thấp để hạn chế ngập úng.
Sau khi trồng 6 tháng có thể tiến hành để chồi cho vụ sau. Nên chọn những chồi con mập khỏe đều nhau cao dưới 1m, mọc cách xa cây mẹ 20cm và cùng hàng với cây mẹ. Mỗi bụi chuối chỉ nên để 3 cây và có thời gian sinh trưởng cách nhau từ 4 - 5 tháng. Khi buồng chuối lớn thì dùng cây có chạng chữ V để chống, tránh tình trạng gãy, đổ do buồng quá nặng.
Đoàn chuyên gia Nhật Bản kiểm tra kỹ thuật chăm sóc chuối tại vườn
"Mặc dù trồng chuối xuất sang Nhật Bản có kỳ công hơn so với trồng thông thường để đảm bảo những yêu cầu khắt khe hơn của họ về lượng thuốc bảo vệ thực vật, kích thước trái, thời gian cắt, nhưng với giá bán ổn định, từ 8.000 – 9.000 đồng/kg, tôi ước tính 1ha sẽ thu 500 – 600 triệu đồng/năm (sau khi trừ chi phí khoảng 200 triệu đồng/ha). Tôi đang có kế hoạch cùng một số bà con trong vùng nhân rộng diện tích lên khoảng 20ha để đáp ứng đủ nhu cầu xuất khẩu", anh Phương cho hay.
Mở rộng SX gắn với thị trường
Sau nhiều vòng dạo quanh vườn của anh Phương, kiểm tra kỹ càng từng buồng được bọc nilong cẩn thận, ông Hay ashi Yohei (Cty Norlake, Nhật Bản) hài lòng nhận xét: "Khí hậu ở vùng đất này rất khác so với các vùng mà chúng tôi từng khảo sát, các loại chuối trồng ra có hương vị thơm ngon hơn và khá phù hợp với khẩu vị của người Nhật. Hy vọng đây là bước đầu tiên để các bạn phát triển được số lượng chuối nhiều hơn".
Ông Nguyễn Tấn Chơi, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Phú Sơn cho biết: Hợp đồng của HTX và Cty Chuối Việt xuất sản phẩm chuối Laba sang Nhật Bản đã được ký kết từ năm 2017. Sau một thời gian trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của đối tác thì đến thời điểm này, lô hàng 30 tấn đầu tiên mới được HTX xuất sang Nhật. Một tín hiệu đáng mừng là sau lô chuối đầu tiên được kiểm định gắt gao về chất lượng, từ tháng 8/2018, thị trường Nhật Bản đã yêu cầu HTX mỗi tháng xuất sang Nhật từ 3 - 4 công chuối Laba, mỗi công nặng 20 tấn.
Hiện tại, HTX Thương mại dịch vụ Laba Phú Sơn có khoảng 200ha trồng chuối, phân bố tại các xã trên địa bàn huyện Lâm Hà và xã Đạ K'Nàng. Trong đó diện tích đã cho thu khoảng 100ha và đều đang được hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo yêu cầu xuất khẩu.
Ảnh: T.S

" style="margin-right: 0px; margin-left: 0px; padding-right: 0px; padding-left: 0px; box-sizing: border-box; border: none; color: blue; font-family: RobotoCondensed-Bold;">sang len hy vong mo hinh trong chuoi laba xuat khau

Ảnh: T.S
HTX đang trở thành cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp và thị trường Nhật, định hướng xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ trong và ngoài nước để nâng cao giá trị cây chuối Laba, từ đó giúp bà con phát triển ổn định hơn.
Theo ông Chơi, chuối Laba của huyện Lâm Hà và xã Đạ K'Nàng trước đây đã có thương hiệu và chất lượng được kiểm chứng. Trải qua một thời gian gián đoạn, việc một thị trường mới và rộng như Nhật Bản tự tìm đến đã mở ra hướng cho HTX giữ thế mạnh của địa phương, xây dựng lại thương hiệu, giúp nông dân phát triển kinh tế bền vững...

3 Điều kiện mới về kinh doanh xuất khẩu gạo

Những điều kiện này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/10/2018, được quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.
Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra công tác hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, sát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn. Nguồn: InternetĐịnh kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra công tác hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, sát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn. Nguồn: Internet
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, trong đó quy định cụ thể điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Cụ thể, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo gồm:
Một là, Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
Có ít nhất 1 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Có ít nhất 1 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Thứ hai, kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh nêu trên có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 5 năm.
Thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (Giấy chứng nhận) không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.
Thứ ba, thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định nêu trên, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông và có trách nhiệm báo cáo theo quy định.
Khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định cụ thể về kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo đó, thương nhân tự kê khai hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kê khai, về các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận và việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định nêu trên.
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, sát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, Sở Công Thương báo cáo Bộ Công Thương kết quả kiểm tra bằng văn bản, đề xuất biện pháp xử lý vi phạm (nếu có) và gửi kèm theo biên bản kiểm tra.

Theo kế hoạch định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra công tác hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, sát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận và việc duy trì đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân.

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

Giá dầu thô ngày 27/8 giảm nhẹ

Giá dầu thô 27/8 tăng nhẹ sau khi cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung kết thúc mà không có một kết quả tích cực nào được đưa ra.
gia dau tho ngay 278 giam nhe
Ảnh minh hoạ.
Ghi nhận theo giờ Việt Nam, đầu phiên giao dịch ngày 27/8, giá dầu Crude Oil (Brent) giao dịch ở mức 75,74 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Crude Oil (WTI) giao dịch ở mức 68,60 USD/thùng.
Tuần trước, giá dầu trên thị trường Mỹ ghi nhận tuần tăng đầu tiên trong 2 tháng gần đây. Nhà đầu tư quan tâm nhiều đến thông tin dự trữ dầu giảm trong bối cảnh sản lượng dầu từ Iran đang giảm dần. Theo nhận định của các chuyên gia trên thị trường năng lượng, giá dầu đang có động lực tăng khi đồng USD suy yếu.
Tại thị trường New York, ghi nhận chốt phiên giao dịch ngày 24/8, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2018 tăng 89 cent, tương đương 1,3% lên 68,72USD/thùng. Như vậy tính cả tuần, giá dầu kỳ hạn tăng 5,4%. Trước đó giá dầu đã có 7 tuần giảm liên tiếp, theo số liệu của FactSet.
Tại thị trường London, giá dầu Brent kỳ hạn tháng 10/2018 tăng 1,09USD/thùng tương đương 1,5% lên 75,82USD/thùng. Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng 5,6% sau 3 tuần giảm giá.

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Lợn “sốt giá”, người ch��n nuôi tự phát tăng đàn

Thời gian gần đây giá lợn hơi xuất bán ở mức cao với giá từ 50.000- 52.000/kg đã kích thích người chăn nuôi ở "thủ phủ" chăn nuôi Đồng Nai phát triển đàn rất nhanh.
Hiện tổng đàn lợn của địa phương này đã đạt mức gần 2,5 triệu con, tăng hơn 400.000 ngàn con so với cùng kỳ năm ngoái. Dù vậy đa số lượng lợn tăng đàn gần đây đều còn nhỏ nên đây cũng là mối lo về lâu dài của người nuôi...
Bà Nguyễn Thị Hương, một hộ nuôi lợn tại xã Gia Tân, huyện Thống Nhất, Đồng Nai cho biết, sau thời gian dài bị rớt giá, giá lợn hơi tăng mạnh gần đây khiến người nuôi rất phấn khởi. Hiện gia đình bà đang có hơn 300 con, trong đó số lợn đang ở thời kỳ xuất bán chiếm hơn phân nửa nên trừ chi phí, mỗi con lợn xuất bán, hộ của bà sẽ có lời khoảng 500.000 đồng.
Dù vậy, so với số lượng nuôi từ 400 - 600 con thời điểm heo rớt giá trước đây, thì lợi nhuận bà Hương thu về hiện tại chưa thể bù đắp nổi khoản thua lỗ do lợn rớt giá những lần trước.
Lợn
Giá thịt cao, nhưng các nhà quản lý khuyến cáo người nuôi thận trọng với việc tăng đàn.
Giá lợn xuất chuồng neo ở mức cao, gia đình bà Hương cũng đã có ý đinh tăng đàn lên 500 con, song vẫn đang phải cân nhắc, lưỡng lự và tiếp tục tìm hiểu thị trường trước khi đưa ra quyết định có tăng đàn hay không.
Là địa phương cung cấp lượng lợn thịt rất lớn ra thị trường, nhưng hiện nay ở Đồng Nai quy mô nuôi lợn theo kiểu hộ gia đình như trường hợp của bà Hương chỉ chiếm chưa đầy 40% tổng đàn; số còn lại chủ yếu được nuôi theo hình thức trang trại tập trung thuộc các doanh nghiệp (DN) lớn có vốn đầu tư nước ngoài.
Với thực trạng này, đa số người dân địa phương vẫn đang chủ yếu phải hợp tác, liên kết để nuôi gia công cho các DN đầu mối. Do đó việc chăn nuôi tự phát của các hộ nông dân khó có thể đoán định, kiểm soát được đầu ra của thị trường tiêu thụ so với các DN lớn nên việc tăng đàn hiện nay là bài toán không hề đơn giản dù giá lợn đang neo ở mức cao và ổn định. Khi quyết định tăng đàn thời điểm hiện nay, thì ít nhất cũng phải 6 - 8 tháng sau mới có thể xuất bán.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến nay, DN trong nước đã nhập về trên 20.000 tấn thịt lợn thành phẩm các loại với giá đã bao gồm thuế phí chỉ ở mức hơn 30.000 đồng/kg, bằng 1/3 giá thịt lợn trong nước bán lẻ ngoài chợ.
Theo một số nhà quản lý trong lĩnh vực chăn nuôi, giá thịt lợn trong nước ở mức cao như hiện nay, chắc chắn các DN sẽ còn tiếp tục nhập thịt lợn thành phẩm từ nước ngoài về tiêu thụ. Thịt lợn thành phẩm nhập khẩu với giá rẻ như vậy sẽ tác động không ít trong việc kéo giá thịt lợn trong nước giảm xuống.
Đồng thời, giá thịt lợn thành phẩm nhập khẩu rẻ như vậy cũng là điều mà chính người nuôi lợn trong nước phải tự nhìn nhận lại vấn đề chi phí và hiệu quả chăn nuôi.
Theo ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, giá lợn cao hiện nay là do thời gian trước đó người nuôi bỏ đàn nhiều. Song nguồn thịt lợn ở Đồng Nai không vì thế mà thiếu hụt, mà ngược lại vẫn đảm bảo cung ứng cho nhu cầu thị trường nội địa; giá lợn xuất chuồng neo cao như vậy chỉ mang tính cục bộ chứ không phải giá sốt do không còn nguồn cung.
Hiện TP Hồ Chí Minh vẫn là nơi tiêu thụ nguồn lợn lớn nhất của Đồng Nai, trung bình mỗi ngày khoảng 5.000 con. Số lượng này dù có giảm so với thời gian trước nhưng thực tế là giảm về lượng tiêu thụ chứ không phải thiếu hụt nguồn lợn cung cấp cho các chợ đầu mối của thành phố.
Theo nhận định của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, việc giá tăng cao như thời gian gần đây xuất phát từ các DN chăn nuôi lớn, họ nắm trong tay số lượng lợn lớn và phân phối các đầu mối tiêu thụ quan trọng nên ở mức độ nào đó thì họ cũng chủ động được trong việc nâng giá lợn hơi.
Ông Đoán nhìn nhận, do người dân ở Đồng Nai chủ yếu nuôi gia công cho các công ty chăn nuôi lớn với giá hưởng lợi từ 200.000 - 250.000 đồng/con, nên xem như người nông dân đang làm công cho các DN chăn nuôi.
Do đó để có giải pháp về lâu dài và mang tính bền vững cho người chăn nuôi thì chính người dân phải chủ động trong việc đổi mới cách thức chăn nuôi để tăng năng suất, hạ giá thành nhằm đủ sức cạnh tranh với chính các DN trong nước cũng như ngoài nước kể cả lợn nhập khẩu.
Tuy nhiên theo chúng tôi, thời điểm này người nuôi không nên tăng đàn một cách ồ ạt mà phải thận trọng với mức tăng chừng mực; tránh tình trạng tạo nguồn cung quá lớn so với nhu cầu tiêu thụ trong chu kỳ xuất bán sắp tới đẩy chính mình vào cảnh lao đao vì giá lợn xuống thấp như năm 2016", ông Đoán chia sẻ và khuyến cáo.

Từ 31/8: Petrolimex sẽ giảm 300 đồng/lít xăng và dầu

Petrolimex cho biết sẽ giảm giá xăng dầu trong tháng 9, dự kiến diễn ra vào các ngày thứ 6 hàng tuần, từ 31/8 đến 30/9.
Trước đó, dù liên bộ Công Thương - Tài chính đã ra thông báo về việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15 giờ chiều 22.8: giữ nguyên mức trích lập Quỹ Bình ổn như hiện hành và quyết định giữ giá các mặt hằng xăng, tăng giá một số loại dầu.
Tuy nhiên, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã quyết định áp dụng mức giảm giá bán lẻ các mặt hàng xăng, dầu diesel là 300 đồng/lít ở nhiệt độ thực tế đã bao gồm thuế GTGT (300 đồng/lít) so với giá bán lẻ hiện hành niêm yết tại các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex toàn quốc.
Quyết định này áp dụng đối với tất cả khách hàng khi mua xăng, dầu diesel vào các ngày thứ 6 hàng tuần, bắt đầu từ ngày 31.8.2018 đến hết ngày 30.9.2018. Như vậy, vào các ngày 31.8; ngày 7, 14, 21 và 28.9.2018, giá bán lẻ các mặt hàng xăng, dầu diesel sẽ giảm 300 đồng/lít tại các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex trên phạm vi toàn quốc.
Từ 31/8: Petrolimex sẽ giảm 300 đồng/lít xăng và dầu
Từ 31/8: Petrolimex sẽ giảm 300 đồng/lít xăng và dầu
Hiện nay, xăng E5 RON92 và xăng RON95 giữ giá lần lượt ở mức 19.611 đồng/lít và 21.177 đồng/lít; dầu diesel 0.05S tăng 148 đồng/lít lên mức 17.686 đồng/lít; dầu hỏa giảm 116 đồng/lít ở mức 16.263 đồng/lít; dầu mazut giảm 270 đồng/kg còn 14.743 đồng/kg.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, trong 6 tháng đầu năm 2018 Petrolimex đạt xấp xỉ 97.000 tỉ đồng doanh thu, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2017, chủ yếu là nhờ giá dầu thô thế giới tang.

Tin tức Đồng Tháp 2018: Cần gấp rút đẩy nhanh thu hoạch diện tích lúa Hè Thu

Cập nhật tình hình tại Đồng Tháp vào tháng 10 sắp tới. Cụ thể, theo thông tin nhận được từ Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, lũ năm nay tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có khả năng xuất hiện vào đầu tháng 10.
tin tuc dong thap vietnammoi
Dự báo mùa lũ 2018 tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ đạt đỉnh vào đầu tháng 10.
Vừa qua, vào ngày 8/8, ông Vũ Đức Long, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, cập nhật tình hình tin tức Đồng Tháp rằng đỉnh lũ năm nay tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có khả năng xuất hiện vào thời kỳ đầu tháng 10, tại trạm Tân Châu, tỉnh An Giang ở mức trên báo động 2 đến báo động 3 khoảng 4,3-4,5m.

Mặc dù dự báo lũ năm nay tại Đồng bằng sông Cửu Long không lớn kỷ lục, tuy nhiên do biến đổi thời tiết, cũng như không biết rõ việc vận hành các hồ chứa nước ở thượng nguồn sông Mê Công, nên Đồng bằng sông Cửu Long vẫn phải cảnh giác với tình hình bất thường, ngoài dự báo về lũ trong thời gian tới.

Chính vì thế, các địa phương cần nỗ lực chuẩn bị ngay từ giai đoạn bây giờ để tiến hành cần rà soát và gia cố các hệ thống đê bao xung yếu, đẩy nhanh thu hoạch diện tích lúa Hè Thu ở các khu vực ngoài đê, đê bao chưa khép kín. Đảm bảo những thiệt hại ở mức tối thiểu có thể xảy ra.
>>>>>Xem thêm: https://vietnammoi.vn/lu-tai-dong-bang-song-cuu-long-dat-dinh-vao-dau-thang-10-132627.html

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: Kim ng���ch xuất khẩu cá tra có thể đạt hơn 2 tỷ USD

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhận định, xuất khẩu cá tra có thể đạt hơn con số 2 tỷ USD bởi chưa có quốc gia nào có lợi thế như Việt Nam để phát triển ngành hàng này.
Xuất khẩu cá tra có thể đạt hơn con số 2 tỷ USD
Tại Hội nghị "Sơ kết sản xuất, tiêu thụ cá tra và triển khai Đề án giống cá tra 3 cấp", Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường nhận định, xuất khẩu cá tra có thể đạt hơn con số 2 tỷ USD bởi chưa có quốc gia nào có lợi thế như Việt Nam để phát triển ngành hàng này.
bo truong bo nnptnt kim ngach xuat khau ca tra co the dat hon 2 ty usd
Sơ kết sản xuất, tiêu thụ cá tra và triển khai Đề án giống cá tra 3 cấp. Ảnh: Bộ NN&PTNT
Xuất khẩu cá tra 7 tháng đầu năm 2018 tăng 19%, đạt gần 3,2 tỷ USD. Đặc biệt, những tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đạt 289,8 triệu, chiếm 24,2% thị phần và tăng 40,6% so với cùng kỳ. Hiện nay, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất của Việt Nam.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong 20 năm qua, cá tra là loại thủy sản độc quyền của Việt Nam trong cả nuôi lẫn chế biến, xuất khẩu. Sản phẩm này đang ngày càng được thị trường ưa chuộng, nhất là với những thị trường như Mỹ, Trung Quốc - Hồng Kông, ASEAN...
Xuất khẩu cá tra ngày một khó
Theo báo cáo của Vụ Nuôi trồng Thủy sản, Tổng cục Thủy sản, 7 tháng đầu năm 2018, ngành hàng cá tra phải đối mặt với nhiều khó khăn. Cụ thể, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố 9 doanh nghiệp Việt Nam phải chịu mức thuế chống bán phá giá cao kỷ lục từ 3,87-7,74 USD/kg đã gây không ít khó khăn cho hoạt động xuất khẩu. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng đã rút ngắn thời hạn đánh giá tương đương, tổ chức thanh tra thực địa.
Ngoài ra, xuất khẩu cá tra vào thị trường EU tiếp tục giảm sút. Đặc biệt, thị trường Arab Saudi tiếp tục tạm dừng nhập khẩu các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Mặc dù Trung Quốc vẫn đang là khách hàng tiêu thụ sản phẩm cá tra Việt Nam nhiều nhất nhưng đang có khả năng trở thành nhà cung cấp cá tra rất tiềm năng cho thế giới. Đây cũng là một rào cản lớn cho ngành cá tra về sau.
VASEP nhận định, cá tra là loại thủy sản khá dễ nuôi nên thời gian gần đây một số nước đã bắt đầu đẩy mạnh đầu tư phát triển loại thủy sản này, tạo áp lực cạnh tranh khá lớn đối với Việt Nam.
Đề án giống cá tra 3 cấp - Giải pháp cạnh tranh cho cá tra Việt Nam
Thảo luận tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp cho rằng chất lượng con giống là vấn đề cốt yếu. Doanh nghiệp đề xuất tạo con giống trái mùa với công nghệ cao, hạn chế dịch bệnh. Đồng thời, các doanh nghiệp đề xuất Bộ hỗ trợ công tác truyền thông, quảng bá mạnh hơn nữa hình ảnh cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Liên quan đến Đề án giống cá tra 3 cấp, phần lớn ý kiến đều đồng tình bởi đây sẽ là bước tiến mới cho ngành cá tra. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định: "Một trong những giải pháp then chốt để ngành cá tra phát triển bền vững là các địa phương phải quy hoạch lại sản xuất từ khâu giống, thức ăn, nuôi và chế biến xuất khẩu; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; đa dạng hóa sản phẩm; ưu tiên hàng giá trị gia tăng, đặc biệt là đa dạng thị trường xuất khẩu".
Ngay trong hội nghị, các đơn vị đầu ngành và người nuôi đã ký kết ghi nhớ hợp tác sản xuất cá tra giống 3 cấp nhằm xây dựng cho được chuỗi sản xuất bền vững của ngành cá tra.
Trong đó, ký kết cấp 1 với cấp 2, gồm có Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, Công ty cá tra Việt Úc với Trung tâm giống thủy sản An Giang, Trung tâm giống cây trồng vật nuôi thủy sản Cần Thơ, Công ty cổ phần Mừng Liên.
Ký kết hợp tác giữa cấp 2 với cấp 3, gồm có Trung tâm giống thủy sản An Giang với chi hội cá giống của Hiệp hội thủy sản An Giang (AFA), Công ty Lộc Kim Chi, Công ty cổ phần Mừng Liên với 3 cơ sở nuôi.

Xuất khẩu tôm tiếp tục ch��ng lại trong quý II

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tôm tính đến tháng 7 đã chững lại trong bối cảnh xuất hiện một số yếu tố không thuận lợi từ giá tôm nguyên liệu tới nhu cầu thị trường nhập khẩu.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), sau khi giảm nhẹ 5% trong quý II/2018, kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam trong tháng đầu tiên của quý III tiếp tục giảm tới 20,3% chỉ đạt 294,5 triệu USD.
7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 1,9 tỷ USD, tăng nhẹ 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tôm tính đến tháng 7 đã chững lại trong bối cảnh xuất hiện một số yếu tố không thuận lợi từ giá tôm nguyên liệu tới nhu cầu thị trường nhập khẩu.
Nguồn: VASEP

xuat khau tom tiep tuc chung lai trong quy ii

Nguồn: VASEP
Trong tháng 7, xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường chính đồng loạt giảm so với cùng thời điểm năm ngoái. Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc giảm mạnh nhất tới 47%. Xuất khẩu sang Nhật Bản và Mỹ giảm lần lượt 15% và 18%.
Ngay cả thị trường có nhu cầu ổn định và chưa từng ghi nhận tăng trưởng âm từ đầu năm tới nay như EU và Hàn Quốc cũng lần lượt giảm 15% và 10%.
Xuất khẩu tôm không ổn định từ quý II được cho là do tác động của giá tôm nguyên liệu giảm trong khi tồn kho cao khiến nhu cầu nhập khẩu giảm từ các thị trường chính. Bên cạnh đó, các rào cản thương mại và biện pháp bảo hộ thị trường trong nước từ các thị trường nhập khẩu chính ngày càng tăng.
Tại EU, Việt Nam ngày càng phải cạnh tranh mạnh với Ecuador. Tôm Ecuador có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn tôm Việt Nam về giá, nguồn cung ổn định. Hơn nữa, EU tăng cường áp dụng biện pháp hợp tác và xúc tiến thương mại nhằm tăng nhập khẩu tôm Ecuador. Mặc dù vậy, tôm Việt Nam tại thị trường EU vẫn được hưởng ưu đãi thuế GSP trong khi 2 đối thủ cạnh tranh là Ấn Độ và Thái Lan đều giảm mạnh xuất khẩu sang thị trường này.
Ngoài ra, thuế chống bán phá giá Mỹ tăng cao được cho là một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này giảm.
Giá tôm nguyên liệu trong nước trong quý II giảm so với các tháng trước đó, thậm chí có thời điểm giảm đến 30%. Giá tôm nguyên liệu tại các nước sản xuất lớn như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc…cũng giảm mạnh trong bối cảnh các nước đồng loạt thu hoạch khiến nguồn cung dư.
VASEP nhận định, trong các tháng còn lại của năm nay, khi nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường chính và giá tôm ổn định trở lại, xuất khẩu tôm Việt Nam dự kiến đạt khoảng 4 tỷ USD cho cả năm.

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Giá dầu tăng mạnh do dấu hi���u thiếu cung

Giá dầu thế giới tăng 3% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, trong đó giá dầu Brent đạt đỉnh 3 tuần...
Một giếng dầu ở bang Oklahoma, Mỹ, hồi năm 2015 - Ảnh: Reuters.
Giá dầu thế giới tăng 3% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, trong đó giá dầu Brent đạt đỉnh 3 tuần, sau khi thống kê của Chính phủ Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô của nước này giảm mạnh hơn dự kiến, trong bối cảnh lệnh trừng phạt của Washington đối với Iran có những dấu hiệu gây thắt chặt nguồn cung.
Lúc đóng cửa, giá dầu Brent giao sau tại thị trường London tăng 2,15 USD/thùng, tương đương tăng 3%, đạt 74,78 USD/thùng. Trong phiên giá dầu Brent có lúc đạt 75 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 31/7.
Tại thị trường New York, giá dầu thô WTI tăng 2,02 USD/thùng, tương đương tăng 3,1%, chốt ở 67,86 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin năng lượng (EIA) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ công bố báo cáo hàng tuần cho biết tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 5,8 triệu thùng trong tuần trước, vượt xa mức dự báo giảm 1,5 triệu thùng mà giới phân tích đưa ra trước đó.
Nguyên nhân trực tiếp khiến tồn kho dầu thô của Mỹ sụt giảm là các nhà máy lọc dầu ở Mỹ đang hoạt động mạnh, với 98,1% công suất thiết kế - mức cao nhất kể từ năm 1999. Trong tuần trước đó, các nhà máy lọc dầu ở Mỹ tiêu thụ 17,9 tiệu thùng dầu mỗi ngày, một con số kỷ lục. Tuần trước, mức tiêu thụ này có giảm xuống, nhưng chỉ là giảm nhẹ 89.000 thùng/ngày.
Tuy nhiên, dự trữ xăng của Mỹ tuần qua tăng 1,2 triệu thùng, dự trữ các sản phẩm chưng cất tăng 1,8 triệu thùng - theo EIA.
Ngoài dữ liệu về dự trữ dầu thô của Mỹ sụt giảm, giá dầu còn nhận được sự hỗ trợ từ sự suy yếu của đồng USD. Tuần này, đồng USD rớt giá liên tục sau khi Tổng thống Donald Trump nói ông "không lấy gì làm mừng" với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất.
Bên cạnh đó, giá dầu còn được hỗ trợ bởi khả năng xuất khẩu dầu của Iran sụt giảm vì lệnh trừng phạt mà Mỹ tái áp đặt lên quốc gia sản xuất dầu lớn thứ ba trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) này.
Hôm thứ Tư, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton nói rằng lệnh trừng phạt của Mỹ đang gây tác động mạnh đến nền kinh tế và tư tưởng của người dân Iran.
Các công ty dầu lửa châu Âu đã bắt đầu cắt giảm việc mua dầu của Iran, trong khi các khách Trung Quốc vẫn duy trì hoạt động nhập khẩu dầu Iran.
"Vấn đề Iran tiếp tục chiếm lĩnh tâm trí của giới giao dịch dầu lửa", ông Greg McKenna, chiến lược gia trưởng thị trường thuộc công ty môi giới AxiTrader, phát biểu.
Tình hình Iran căng thẳng hơn khi Tehran ngày 22/8 cảnh báo sẽ tấn công vào các mục tiêu Mỹ và Israel nếu Iran bị Mỹ tấn công. Lời cảnh báo được đưa ra sau khi cố vấn an ninh của ông Trump nói Washington sẽ gây sức ép tối đa lên Tehran ngoài các biện pháp trừng phạt kinh tế.
OPEC đến nay đã tăng nguồn cung dầu sau khi đạt thỏa thuận nới sản lượng khai thác với Nga hồi tháng 6, nhưng các nhà sản xuất dầu lửa trong OPEC đến nay vẫn khá dè dặt với việc khai thác thêm dầu. Saudi Arabia thừa nhận với OPEC rằng nước này thậm chí đã giảm sản lượng trong tháng 7, thay vì tăng như dự kiến.
Thời gian gần đây, giá dầu giằng co giữa một bên là những tín hiệu về sự thắt chặt nguồn cung, với một bên là khả năng nhu cầu tiêu thụ dầu chững lại trên toàn cầu do ảnh hưởng của xung đột thương mại Mỹ-Trung.
Ngày thứ Tư, các quan chức Mỹ và Trung Quốc đã nối lại đàm phán thương mại tại Washington, nhưng ông Trump đã nói ông không kỳ vọng vòng đàm phán này đạt kết quả thực chất.

Dự án gần 1 tỷ USD bị từ chối: Bí thư thành ủy tiết lộ lý do

Nhiều địa phương quyết liệt "nói không" với dự án nguy cơ ô nhiễm, cho dù dự án có vốn đầu tư lên tới hàng trăm triệu đô la, hứa hẹn nộp ngân sách trăm tỷ. Nhưng các doanh nghiệp, và cả lãnh đạo ngành có dự án thuộc diện bị "ghẻ lạnh" kiểu vậy, lại tỏ ý không hài lòng.
Đồng loạt nói không
Mới đây, Bí thư thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành cho biết: Thành ủy sẽ từ chối dự án nhà máy giấy Cửu Long - Trung Quốc vì sợ ảnh hướng xấu đến môi trường.
Dự án này, nếu được chấp thuận, sẽ có tổng vốn đầu tư 800 triệu USD triển khai sản xuất giấy và bột giấy tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, với công nghệ được quảng cáo là "hiện đại nhất thế giới, theo tiêu chuẩn công nghiệp 4.0 của châu Âu".
Những dự án ảnh hưởng đến môi trường đang được các địa phương từ chối. Ảnh minh họa

du an gan 1 ty usd bi tu choi bi thu thanh uy tiet lo ly do

Những dự án ảnh hưởng đến môi trường đang được các địa phương từ chối. Ảnh minh họa
UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa rồi cũng có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ không chấp thuận đầu tư dự án Nhà máy dệt - nhuộm của Tập đoàn TAL trên địa bàn tỉnh; đây là lần thứ 4 tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị Thủ tướng không chấp thuận dự án này.
Dự án Nhà máy dệt - nhuộm do Tập đoàn TAL (Hong Kong) làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư 350 triệu USD, dự kiến triển khai tại Khu công nghiệp Bá Thiện II.
Trước khi chọn Vĩnh Phúc, ròng rã mấy năm nay, tập đoàn này cũng đã lặn lội khảo sát ở một loạt địa phương như Quảng Ninh, Thái Nguyên, Quảng Nam,... Để tìm địa điểm đặt nhà máy trên. Mục đích của TAL là để mở rộng đầu tư kinh doanh sau hơn 10 năm đưa nhà máy tại tỉnh Thái Bình vào hoạt động. Vĩnh Phúc được tập đoàn này "chấm", nhưng cuối cùng địa phương này đã quyết liệt nói "không".
Địa phương thì "nói không" với các dự án có khả năng gây ô nhiễm, song đại diện các hiệp hội, kể cả lãnh đạo ngành, đều tỏ ý không hài lòng.
Tại Hội nghị bàn về giải pháp tổng thể thúc đẩy xuất khẩu, do Bộ Công Thương tổ chức vừa qua, ông Trương Văn Cẩm - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), bày tỏ sự không hài lòng khi các địa phương ngại tiếp nhận và cấp phép đầu tư đối với các dự án dệt nhuộm. Dự án của Tập đoàn TAL tại Vĩnh Phúc cũng là dẫn chứng được đại diện VITAS đưa ra như một điển hình.
"Nếu các địa phương không cấp phép, ngành dệt may vẫn chủ yếu gia công, làm gì có sợi, vải mà xuất khẩu", ông Cẩm than thở.
Theo ông Cẩm, khâu nhuộm có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nhưng nếu dự án được đầu tư công nghệ xử lý nước thải tốt thì nên xem xét cấp phép. Các địa phương cần tạo điều kiện ưu tiên các DN đầu tư dệt nhuộm có công nghệ hiện đại xử lý nước thải.
Chịu chung số phận với giấy, dệt nhuộm là nhiệt điện. Tại cuộc làm việc của Tổng bí thư với Bộ Công Thương mới đây, Thứ trưởng Bộ này là ông Hoàng Quốc Vượng đã đứng lên trình bày khó khăn vì địa phương "ghẻ lạnh" nhiệt điện.
Chia sẻ tại buổi làm việc, ông Hoàng Quốc Vượng lo ngại nhu cầu điện tăng cao trong khi hầu hết các dự án lớn đều chậm tiến độ. Ông Vượng còn nói rằng: "Đi đến đâu cũng nghe không được làm điện than. Nay để xây dựng một nhà máy điện than rất khó. Địa phương mà có lựa chọn là họ nói không nhưng Nhật, Mỹ hiện họ đóng các nhà máy cũ nhưng vẫn làm các dự án điện than mới".
Những dự án ảnh hưởng đến môi trường đang được các địa phương từ chối. Ảnh minh họa
Trong khi đó, Chủ tịch Tập đoàn Hoá chất, ông Nguyễn Phú Cường, cũng than phiền chuyện những dự án về sản xuất axit, xút, ắc quy,... Đều bị nhiều địa phương, nhất là các thành phố, từ chối do lo ngại môi trường.
Theo ông Cường, đây là các sản phẩm không phải phục vụ tiêu dùng nhưng là nguyên liệu chính cho nhiều ngành sản xuất công nghiệp, song nếu phải đặt ở nơi hẻo lánh thì rất khó để cạnh tranh. Do vậy, Chủ tịch Vinachem cam kết các dự án sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường và mong muốn các địa phương, người dân có cách nhìn thiện cảm hơn.
Nỗi lo có thật
Những lo ngại của các địa phương về dự án ô nhiễm là chính đáng. Không thiếu bằng chứng của việc địa phương "rước" dự án khủng về rồi phải è cổ giải quyết vấn đề ô nhiễm. Bãi rác Đa Phước ở Sài Gòn liên tục gây ra mùi hôi thối, khiến người dân khiếu kiện ròng rã. Nhà máy giấy Lee&Man ở Hậu Giang cũng liên tục khiến người dân vùng lân cận khốn khổ,...
Hệ quả là, ô nhiễm môi trường ở Việt Nam trở thành vấn đề khiến các nhà đầu tư quốc tế cũng e ngại.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức mới đây, ông Koji Ito, Chủ tịch Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), cho rằng: Tình hình môi trường của Việt Nam có thể nói ngày càng trở nên tồi tệ hơn,... Không chỉ các thành viên của JCCI mà nhiều doanh nghiệp nước ngoài khác ở Việt Nam đang quan ngại về vấn đề môi trường như tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường đất đang ngày càng tăng sau từng năm", báo cáo của Hiệp hội này nêu rõ.
Nhật Bản từng có thời kỳ phải đối mặt với những vấn đề môi trường nghiêm trọng trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, khi quy mô sản xuất, tiêu dùng, lượng rác thải lớn gây ô nhiễm. Nhưng theo đại diện JCCI, Nhật Bản đã khắc phục được vấn đề này chủ yếu nhờ các "công nghệ môi trường hiện đại" và "chính sách khuyến khích doanh nghiệp có hoạt động thân thiện với môi trường".
Đó là cách mà ông Koji Ito cho rằng Việt Nam có thể học hỏi để xử lý vấn đề môi trường.
Cũng chung nỗi lo về ô nhiễm ở Việt Nam, ông Tomaso Andreatta - đồng chủ tịch VBF - cảnh báo: Người tiêu dùng trên khắp thế giới ngày càng ngần ngại không muốn mua sản phẩm đến từ các nước có tình trạng khẩn cấp về môi trường.