Ông Nguyễn Mạnh Hùng- Tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) cho biết ông rất bất ngờ với việc tăng giá điện từ hôm nay, 1-12.
Giá điện tăng quá bất ngờ
Chiều nay (1-12), Bộ Công Thương đã tổ chức trao đổi thông tin với các cơ quan báo chí xung quanh việc tăng giá điện thêm 6,08% kể từ ngày 1-12.
Ông Nguyễn Anh Tuấn- Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, việc tăng giá điện dựa trên báo cáo đánh giá về giá thành điện năm 2016, được thực hiện bởi một tổ công tác do Bộ Công Thương thành lập với các đại diện từ Ủy Ban Kinh tế Quốc Hội, đại diện Hội Điện lực, VCCI, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, VINASTAS...
Cho rằng ngành điện đã minh bạch hơn trong hoạt động nhưng ông Nguyễn Mạnh Hùng- Tổng thư ký VINASTAS cho hay: "Chúng tôi cũng bất ngờ với việc tăng giá điện. Điện là đầu vào của sản xuất nên giá điện tăng thì phải chấp nhận nhiều mặt hàng khác tăng giá theo". Theo đại diện VINASTAS, lẽ ra việc tăng giá điện nên được thông báo trước thời điểm có hiệu lực để các doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
Đáng chú ý, đại diện VINASTAS cũng cho rằng,VINASTAS mới được mời tham gia xem xét, đánh giá giá thành sản xuất, kinh doanh điện mà chưa được tham gia lộ trình quyết định giá bán.
"Chúng tôi đại diện cho người mua, mà ở đây người bán có quyền đưa ra giá bán, còn người mua không có quyền mặc cả. Nếu được tham gia sẽ minh bạch hơn"- ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Minh Đức- Đại diện Ban Pháp chế (VCCI) cho rằng có thể cải thiện tính minh bạch của việc tăng giá điện bằng cách để VCCI cũng tham gia vào quá trình đưa ra quyết định tăng giá bán điện thêm bao nhiêu.
Đại diện VCCI góp ý: "Hàng năm chỉ có đại diện cho bên mua điện tham gia còn hiện tại khâu quyết định mức giá điện chỉ có bên bán điện tham gia là EVN chứ chưa có bên mua điện tham gia. Hiện tại, theo pháp luật của bí mật Nhà nước thì vẫn có tài liệu phương án giá điện thì vẫn là tài liệu mật, nên có sự tham gia đầy đủ và không nên để cơ chế mật như vậy".
Trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến việc tại sao năm nào ngành điện cũng lỗ hàng nghìn tỷ đồng do tỷ giá, đại diện Công ty TNHH Deloitte Việt Nam- đơn vị kiểm toán độc lập cho hay, EVN phải huy động nhiều vốn cho các dự án điện mà phần huy động vốn trong nước là hạn hữu vì room của ngân hàng cho ngành điện vay hạn chế, hoặc chi phí cao nên phải huy động vốn ngoại tệ, chủ yếu là USD.
Do đó, việc xây dựng các nhà máy trong năm vẫn có hợp đồng vay bằng ngoại tệ thì vẫn biến động, mà biến động lên vì với điều hành của ngân hàng Nhà nước trong 2 năm qua vẫn tiếp tục tăng đáng kể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét