Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

Ký thỏa thuận đầu tư Nhà máy giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm

Ngày 26/9, tại thành phố Quy Nhơn, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam ký thỏa thuận ghi nhớ đầu tư dự án Nhà máy giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm tại Bình Định.
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN
Ngày 26/9, tại thành phố Quy Nhơn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng và ông Montri Suwanposri - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam ký thỏa thuận ghi nhớ đầu tư dự án Nhà máy giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm tại Bình Định trước sự chứng kiến của bà Ureerar Ratanaprukse - Tổng lãnh sự Hoàng gia Thái Lan.
Ông Montri Suwanposri, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam cho biết, hiện Công ty đã có hai nhà máy chế biến thực phẩm ở Hà Nội, Đồng Nai và đang có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh lĩnh vực này ở khu vực miền Trung và Bình Định là một trọng sự lựa chọn tốt nhất.
Hiện Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam đã đầu tư vào tỉnh Bình Định với tổng nguồn vốn khoảng 1.000 tỷ đồng ở các lĩnh vực thức ăn gia súc, chăn nuôi và may áo quần.
Cụ thể, Nhà máy thức ăn gia súc Bình Định tại khu Công nghiệp Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, Bình Định được xây dựng từ năm 2012 với số vốn đầu tư hơn 36 triệu USD, công suất 312.000 tấn thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm/năm.
Trại sản xuất tôm giống ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định xây dựng từ năm 2008 với tổng mức đầu tư gần 50 tỷ đồng, công suất 2,8 tỷ con giống/năm.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng và ông Montri Suwanposri - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam ký thỏa thuận ghi nhớ. Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN
Công ty TNHH Trang phục ngoài trời CPPC Việt Nam hoạt động từ năm 2014 chuyên sản xuất ấm như Northface, Nautica... Xuất sang thị trường châu Âu, Mỹ…
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, ngành chăn nuôi của địa phương đang phá triển khá mạnh, hướng đến chăn nuôi chất lượng cao.
Hiện tổng đàn trâu, bò của Bình Định đạt 316.580 con; trong đó, có 290.890 con bò, 643.102 con lợn cùng đàn gia cầm 7,5 triệu con.
Tuy nhiên, đến nay, Bình Định vẫn chưa có nhà máy chế biến thực phẩm. Do đó, giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi thấp, đầu ra không ổn định, người chăn nuôi luôn đối mặt với rủi ro, khó khăn.
Tại buổi ký kết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định đề xuất, giới thiệu 4 địa điểm theo Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Định đến năm 2020 để Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam lựa chọn đầu tư, xây dựng Nhà máy chế biến thực phẩm Bình Định.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng đánh giá, việc đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến thực phẩm là nhu cầu bức thiết của tỉnh hiện nay, giúp địa phương đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi.
Tỉnh Bình Định sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất, thủ tục nhanh nhất để Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam đầu tư, triển khai dự án./.

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

Giá dầu lập đỉnh mới do n���i lo nguồn cung

Giá dầu Brent đạt đỉnh 4 năm, nhưng sau đó rút ngắn thành quả tăng do ông Trump lại kêu gọi OPEC tăng sản lượng...
Một mỏ dầu ở Iraq, tháng 5/2018 - Ảnh: Reuters.
Giá dầu thế giới tiếp tục đi lên trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, do nguy cơ sụt giảm nguồn cung dầu khi Mỹ tái áp trừng phạt ngành dầu lửa của Iran. Giá dầu Brent đạt mức cao nhất trong 4 năm, nhưng sau đó rút ngắn thành quả tăng do Tổng thống Donald Trump một lần nữa kêu gọi OPEC tăng sản lượng.
Theo tin từ Reuters, trong bài phát biểu tại Liên hiệp quốc, ông Trump nhắc lại lời kêu gọi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) khai thác nhiều dầu hơn và dừng tăng giá dầu.
Trước bài phát biểu của ông Trump, giá dầu Brent giao sau tại thị trường London có lúc đạt 82,55 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 10/11/2014. Giá dầu đã tăng mạnh thời gian gần đây, khi thời hạn 4/11 - ngày mà Mỹ sẽ áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt đối với ngành dầu lửa Iran - đang đến gần.
"Thật khó có thể tin là Saudi Arabia sẽ không hưởng ứng lời kêu gọi của ông Trump vào một lúc nào đó, nhất là nếu giá dầu còn tăng cao hơn", nhà phân tích John Kilduff thuộc Again Capital ở New York phát biểu. "Ông ấy sẽ liên tục gây áp lực với họ.
Cuối tuần trước, OPEC và các đối tác, gồm Nga, đã nhóm họp để bàn về vấn đề sản lượng, nhưng không một quyết định nâng sản lượng nào được đưa ra. Phát biểu ngày 25/9 tại Madrid, Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo nói rằng khối này và đối tác cần hợp tác để đảm bảo họ không "rơi từ cuộc khủng hoảng này vào một cuộc khủng hoảng khác".
Lúc đóng cửa, giá dầu Brent tăng 0,67 USD/thùng, đạt 81,87 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York tăng 0,2 USD/thùng, đạt 72,28 USD/thùng, mức cao nhất từ giữa tháng 7.
Giá dầu Brent - giá tham chiếu của thị trường dầu lửa toàn cầu - đang tiến tới hoàn tất quý tăng thứ 5 liên tục, chuỗi thời gian tăng dài nhất kể từ đầu năm 2007, khi mà một chuỗi tăng 6 quý đưa giá dầu này lên mức kỷ lục 147,5 USD/thùng.
Trong bài phát biểu tại Liên hiệp quốc, ông Trump cũng nói Mỹ sẽ gia tăng các biện pháp trừng phạt Iran sau khi tái áp trừng phạt ngành dầu lửa của nước này vào tháng 11. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ được dự báo sẽ ảnh hưởng mạnh đến xuất khẩu dầu của Iran, quốc gia sản xuất dầu lớn thứ ba trong OPEC.
"Xuất khẩu dầu của Iran sẽ giảm mạnh, và xét tới việc OPEC không muốn nâng sản lượng, thị trường đang đối mặt nguy cơ thiếu cung", chiến lược gia hàng hóa Harry Tchilinguirian thuộc ngân hàng BNP Paribas nhận định.
Tuy nhiên, theo ông Kilduff, phần lớn khả năng thiếu hụt nguồn cung đã được phản ánh vào giá dầu hiện nay.
Mới đây, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới sẽ tăng mạnh, với mức tăng 1,4 triệu thùng/ngày trong năm nay và tăng 1,5 triệu thùng/ngày trong năm tới. IEA cũng nói thị trường dầu đang dần bị thắt chặt.

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

Giá dầu thế giới ngày 24/9 tiếp tục đà tăng khi nguồn cung v���n hạn hẹp

Giá dầu thế giới ngày 24/9 tiếp tục đà tăng khi các nhà sản xuất dầu chủ chốt trong và ngoài OPEC không đạt được bất cứ thoả thuận nào về tăng sản lượng dầu mỏ thời gian tới.
Giá dầu thế giới ngày 24/9 tiếp tục đà tăng khi nguồn cung vẫn hạn hẹp. Ảnh: Reuters

Chốt phiên giao dịch ngày 24/9 tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 11/2018 tăng 1,3 USD lên 72,08 USD/thùng, trong khi tại London, giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn cũng tăng 2,4 USD lên 81,20 USD/thùng.

Ngày 23/9, trong khuôn khổ Cuộc họp Ủy ban Giám sát hỗn hợp của các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) lần thứ 10 diễn ra tại thủ đô Algiers của Algeria, Bộ trưởng Năng lượng Saudi, Arabia Khalis Al-Falih, cho biết, các nước đã không đạt được bất cứ thoả thuận nào về tăng sản lượng dầu mỏ thời gian tới.

Đọc thêm https://tintucmoionline24h.wordpress.com/2018/05/02/300-usd-thung-dau-khong-phai-la-dieu-bat-kha-thi/
Theo đó, các đại biểu tham dự cuộc họp đều nhất trí với nhận định giá dầu dao động ở mức 80 USD/ thùng như hiện nay sẽ tốt hơn cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nguồn cung dầu không tăng thêm nhưng sẽ được cung cấp đầy đủ trong dài hạn nhờ các nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu cam kết thực hiện các "hành động thích hợp". Bộ trưởng Năng lượng Algeria Mustapha Guitouni cho biết, việc tăng sản lượng dầu mỏ không nằm trong chương trình nghị sự của cuộc họp. Vấn đề này sẽ được đưa ra thảo luận trong cuộc họp của OPEC tại Vienna (Áo) vào tháng 12 tới.

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Người phụ nữ gây ức chế nhất Thương vụ bạc tỷ: Liên t��c ngắt lời các Shark nhưng lại c�� cái kết bất ngờ

Gây ức chế đến mức Shark Hưng phải phũ phàng tuyên bố: "Đầu tư 1 đồng hay 10 đồng không quan trọng, quan trọng là anh không đầu tư", tuy nhiên cuối cùng, start-up này vẫn được rót vốn "khủng".
Chị Đỗ Tú Quân, Founder của Trung tâm triển lãm yến sào Việt Nam VBEC tham gia Thương vụ bạc tỷ mùa 2 năm 2018 với phần giới thiệu mở màn khá ấn tượng, khi mời các Shark thưởng thức màn múa chúc rượu khai mạc dạ tiệc cung đình Huế, cùng món Yến sào Việt Nam được bày biện công phu, đẹp mắt.
Theo chị Tú Quân giới thiệu, đây là 1 trong 10 món ăn đắt nhất Việt Nam, chỉ dành cho vua chúa ngày xưa. Tham gia Shark Tank, VBEC đề nghị 10 tỷ đồng cho 10% cổ phần công ty.
Người phụ nữ gây ức chế nhất Thương vụ bạc tỷ: Liên tục ngắt lời các Shark nhưng lại có cái kết bất ngờ - Ảnh 1.
Chị Đỗ Tú Quân, Founder của Trung tâm triển lãm yến sào Việt Nam VBEC tham gia Shark Tank với lời đề nghị 10 tỷ đồng cho 10% cổ phần công ty.
Founder của VBEC chia sẻ: "Trung tâm triển lãm Yến sào Việt Nam chỉ vừa mới chính thức mở cửa vào tháng 6/2017, cung cấp dịch vụ du lịch kết hợp với triển lãm Yến sào.
Do ban đầu chỉ làm hoạt động quảng bá là chính nên trong 6 tháng cuối năm 2017, khách hàng chủ yếu là khách được mời đến thưởng thức yến, dẫn đến công ty chưa thu được lãi mà chỉ nằm ở mức hòa vốn nhờ bán yến.
Trên báo cáo tài chính của công ty, con số chính thức là doanh thu đạt 20 triệu đồng, lãi 5 triệu đồng.
Lý do là khi khách mời đến tụi em không ghi doanh thu vào sổ báo cáo tài chính, chi phí đó em phải chịu bù lỗ để cho có lời và bên em chỉ ghi vào sổ nội bộ"
Sau phần trình bày ngập ngừng này, các Shark tỏ ra không hài lòng, nhiều băn khoăn chưa được làm sáng tỏ. Thậm chí Shark Phú còn nhăn mặt, thẳng thừng: "Anh không quan tâm đến báo cáo tài chính của công ty em, anh chỉ quan tâm con số thực trong báo cáo nội bộ ấy".
Còn Shark Thủy thì cảnh báo một cách hóm hỉnh: "Em nói rằng công ty có 2 quyển sổ báo cáo tài chính như thế này trên sóng Truyền hình là cũng mệt đấy".
Các Shark tỏ ra nghi ngờ và băn khoăn sau phần trình bày của Start-up
Tiếp theo, các Shark tỏ ra e dè và tiếp tục nghi ngờ khi được biết hiện VBEC có đến 31 cổ đông, và Founder của công ty thậm chí còn thú nhận bản thân không hề am hiểu về tài chính, tất cả các kiến thức chủ yếu do chị tự tìm tòi, học hỏi.
Gọi được số vốn 5 tỷ bằng cách quảng bá trên Facebook, điều mà Shark Thủy cho rằng Yến Quân đang làm sai luật – Founder công ty khẳng định tất cả các nhà đầu tư của chị đều sẽ nhận được 18% lợi nhuận, dù hoạt động kinh doanh mang lại doanh thu như thế nào.
Trên thực tế, từ tháng 1 năm 2018 đến nay, công ty vẫn chưa có lãi, khiến các Shark thắc mắc Founder lấy tiền ở đâu để chi trả 18% lãi suất cho các nhà đầu tư.
Chị Tú Quân chia sẻ: "Trong lĩnh vực du lịch, em là người mới vì Trung tâm triển lãm Yến sào chỉ thành lập cách đây không lâu.
Tuy nhiên, Yến sào Việt Nam - Yến Quân là thương hiệu đã được xây dựng vào năm 2013 và em là chủ sở hữu nhà Yến lớn nhất Việt Nam này, lợi nhuận bỏ túi 10 tỷ đồng/năm. Do đó, em đảm bảo nguồn tài chính của mình để chi trả lãi suất cho các nhà đầu tư vào VBEC – một lĩnh vực kinh doanh mới của bên em
Trung tâm triển lãm Yến sào VBEC sẽ bán Yến cho khách hàng bằng trải nghiệm du lịch, khách hàng khi đến được thăm quan, thưởng thức Yến sào do công ty Yến Quân cung cấp".
Người phụ nữ gây ức chế nhất Thương vụ bạc tỷ: Liên tục ngắt lời các Shark nhưng lại có cái kết bất ngờ - Ảnh 3.
Shark Linh và Shark Hưng liên tục lắc đầu trước sự tranh luận của Founder VBEC
Tuy nhiên, điều này không hề khiến các Shark bị thuyết phục. Shark Phú nói: "Anh quan tâm là sự minh bạch, rằng em lấy tiền ở đâu để trả lãi", Shark Hưng thì quả quyết chia sẻ:
"Ở công ty của anh, anh đã đuổi một trưởng phòng kinh doanh vì bỏ tiền túi ra đi công tác. Nếu em đã bỏ tiền túi ra cho công ty, thì em cũng có thể dùng tiền công ty chi tiêu cho cá nhân.
Điều này chứng tỏ, nếu em bỏ tiền của em ra để trả lãi cho công ty VBEC, thì đến lúc kinh doanh có lãi, em hoàn toàn có thể lấy số lãi ấy bỏ vào túi mình được".
Founder của VBEC khẳng định, chị đến đây mong được hợp tác với các Shark, dù nhiều người nhận định ý tưởng của chị Tú Quân có hơi điên rồ đi chăng nữa, nhưng chị vẫn muốn mạo hiểm.
"Năm vừa rồi em phải bỏ 3 tỷ tiền túi để bù lỗ cho VBEC, mặc dù công ty kinh doanh Yến sào của em lại đang có lãi cao.
Nhiều người nói em điên mới rước khổ vào người, trong khi kinh doanh yến đang rất sướng thế kia, mà còn làm thêm VBEC làm gì.
Nhưng em vẫn làm và tách biệt hoàn toàn giữa hai công ty: Trung tâm triển lãm Yến sào với Yến sào Việt Nam – Yến Quân"
Nghe đến đây, Shark Linh đã phải cố gắng lên tiếng khẳng định: "Em hoàn toàn sai lầm rồi. Đây là vấn đề của em, VBEC có 31 cổ đông thì sẽ nảy sinh vấn đề rắc rối"
Tuy nhiên, chưa kịp nói hết, các Shark đã bị Start-up ngắt lời: "Em đảm bảo sẽ không có rắc rối".
Điều này khiến cả 5 vị Shark đều lắc đầu phủ nhận: không ai có thể đảm bảo sẽ không nảy sinh vấn đề với quá nhiều cổ đông như vậy!
Cuối cùng, sau một hồi tranh luận và vô số lần ngắt lời, cãi lời các Shark, chị Tú Quân bị 4/5 vị Shark từ chối.

Giá dầu thế giới đi xuống

Trong phiên giao dịch ngày 20/9, giá dầu thế giới giảm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hối thúc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) gia tăng sản lượng tại cuộc họp của khối này ở Algeria.
Giá dầu thế giới đi xuống. Ảnh: Venezuelanalysis.com
Cụ thể, khép lại phiên này, tại thị trường New York, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 78 xu Mỹ xuống còn 78,70 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ giảm 32 xu Mỹ và được giao dịch ở mức 70,80 USD/thùng.

OPEC và các nước sản xuất dầu khác, trong đó có Nga, sẽ nhóm họp ở Algeria vào ngày 23/9 tới để thảo luận về cách phân bổ mức tăng sản lượng để bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn cung từ Iran, nhưng cuộc họp này được dự đoán khó có thể đưa ra một thỏa thuận về việc gia tăng chính thức sản lượng dầu thô.

Tổng thống Trump đã gây áp lực lên cuộc họp của OPEC thông qua bài đăng trên trang cá nhân Twitter rằng OPEC cần hạ giá dầu.

Chuyên gia Tariq Zahir của công ty Tyche Capital Advisors ở New York cho rằng bài đăng của ông Trump có thể khiến giá dầu giảm nhẹ, đồng thời dự đoán những bài đăng như vậy của vị tổng thống này sẽ tiếp tục xuất hiện trong bối cảnh đợt bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ đang đến gần.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

TT dầu TG ngày 20/9/2018: Giá d���u Mỹ tăng do dự trữ giảm, nhu cầu xăng mạnh

TT dầu TG ngày 20/9/2018: Giá dầu Mỹ tăng do dự trữ giảm, nhu cầu xăng mạnh
Giá dầu Mỹ tiếp tục tăng trong ngày hôm nay trong bối cảnh dự trữ dầu thô của Mỹ giảm và nhu cầu xăng trong nước mạnh, trong khi có những dấu hiệu OPEC có thể không nâng sản lượng để giải quyết sự thiếu hụt nguồn cung từ Iran cũng hỗ trợ thị trường.
Dầu thô WTI kỳ hạn tháng 10 của Mỹ tăng 31 US cent hay 0,4% lên 71,43 USD/thùng sau khi đóng cửa phiên trước tăng 1,27 USD/thùng. Hợp đồng dầu thô Brent kỳ hạn tháng 11 giảm 2 US cent xuống 79,38 USD/thùng, trong phiên trước giá tăng 37 US cent.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ giảm tuần thứ 5 liên tiếp xuống mức thấp 3 năm rưỡi trong tuần trước (tính tới ngày 14/9/2018), trong khi dự trữ xăng cũng giảm nhiều hơn dự kiến do nhu cầu trái mùa mạnh.
Dự trữ dầu thô giảm 2,1 triệu thùng so với dự đoán của giới phân tích giảm 2,7 triệu thùng.
Các lệnh cấm vận của Mỹ tới xuất khẩu dầu mỏ của Iran có hiệu lực vào ngày 4/11 và nhiều khách hàng đã sẵn sàng giảm quy mô nhập khẩu từ Iran. Nhưng họ chưa rõ các nhà sản xuất khác có thể bù cho nguồn cung thiếu hụt bất kỳ như thế nào.
OPEC và các nhà sản xuất khác gồm cả Nga sẽ nhóm họp vào ngày 23/9/2018 tại Algeria để bàn luận về cách thức phân bổ sự gia tăng nguồn cung trong khuôn khổ hạn ngạch của họ để bù cho việc mất mát nguồn cung của Iran.
Các nguồn tin của OPEC đã trả lời phỏng vấn của Reuters rằng không có hành động tức thời nào được dự định và các nhà sản xuất sẽ bàn luận về cách phân bổ sự gia tăng sản lượng đã đồng ý trước đó.

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Ngăn chặn Dịch tả lợn châu Phi vào địa bàn tỉnh Quảng Ninh

​​

Dịch tả lợn Châu Phi đang lan rộng tại Trung Quốc với con số lợn buộc phải tiêu hủy lên đến hơn 10.000 con, ảnh: internet
GD&TĐ - UBND tỉnh Quảng Ninh đã có công văn khẩn chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNVPTNT) của tỉnh chủ động ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của vi rút Dịch tả lợn Châu Phi, đồng thời triển khai các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi.
Bệnh Dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm mới nổi, nguy hiểm, do vi rút gây ra. Đặc biệt, vi rút này lây lan rất nhanh và xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn với tỉ lệ chết cao lên đến 100%. Bên cạnh đó, vi rút gây bệnh có sức đề kháng cao trong môi trường nên rất khó để loại trừ được mầm bệnh.
Đặc biệt, khi khỏi bệnh lâm sàng, lợn vẫn có khả năng mang vi rút trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời. Hiện nay, Việt Nam chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu Dịch tả lợn châu Phi. Nếu để xảy ra bệnh thì sẽ rất khó để ngăn chặn lây lan và loại trừ được mầm bệnh.
Từ cuối năm 2017 đến nay đã có 12 quốc gia báo cáo có Dịch tả lợn châu Phi. Gần đây vào ngày 1/8/2018, bệnh Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc). Tính đến ngày 25/8/2018, dịch đã phát sinh và lan rộng ra 04 ổ dịch tại Trung Quốc với tổng số lượng lợn buộc phải tiêu hủy lên đến gần 10.000 con.
Do tỉnh Quảng Ninh có nhiều địa phương sát biên giới Trung Quốc nên Sở NNVPTNT cần yêu cầu triển khai các phương án nhằm ngăn chặn dịch bệnh xuất hiện.
Cụ thể theo chỉ đạo, tỉnh Quảng Ninh cần tổ chức tuyên truyền đến cộng đồng dân cư để người dân địa phương, đặc biệt các huyện, thị xã, thành phố có biên giới như Móng Cái, Hải Hà, Bình Liêu không tham gia các hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu vào địa bàn tỉnh để tiêu thụ.
Các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát bắt giữ lợn và sản phẩm từ lợn nhập lậu từ Trung Quốc (kể cả quà tặng) vào địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đối với các trường hợp vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, tiến hành rà soát, tiêm bổ sung các loại vắc xin phòng bệnh để tăng cường sức đề kháng cho đàn lợn, dự trù đủ vật tư, hóa chất xử lý tại chỗ khi có dịch bệnh xảy ra.
Ngoài ra, tổ chức phun tiêu độc định kỳ tại các đường mòn lối mở, chợ buôn bán gia súc gia cầm và các cơ sở chăn nuôi, giết mổ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Giá dầu thế giới 19/9: Giá dầu đồng loạt tăng mạnh do lo ng���i thiếu hụt nguồn cung

Giá dầu thế giới ngày 19/9 bất ngờ tăng mạnh sau tuyên bố hài lòng với mức giá 80 USD/thùng của Saudi Arabia và tình hình căng thẳng thương mại toàn cầu không nghiêm trọng như dự báo trước đó.
Ảnh minh họa.
Theo ghi nhận trên New York Mercantile Exchanghe vào lúc 20:15:21 giờ CT ngày 18/9, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2018 đứng ở mức 69,71 USD/Ounce, giảm 14 cent/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với lúc 20:26:21 giờ CT ngày 17/9, giá dầu WTI đã tăng tới 86 cent/thùng.
Trong khi đó, giá dầu brent giao tháng 11/2018 đứng ở mức 78,79 USD/thùng, giảm 24 cent trong phiên. Nhưng nếu so với thời điểm 20:26:21 giờ CT ngày 17/9, giá dầu brent tăng 1,12 USD/thùng.
Còn theo ghi nhận trên ifcmarketc, đầu giờ 19/9, theo giờ Việt Nam, giá dầu WTI được giao dịch ở mức thấp nhất là 69,40 USD/thùng và cao nhất là 69,46 USD/thùng. Đóng cửa phiên giao dịch trước, giá dầu WTI đứng ở mức 69,44 USD/thùng, tăng 1,33%.
Với dầu brent, đầu giờ 19/9, giá dầu brent được giao dịch ở mức thấp nhất là 78,43 USD/thùng và cao nhất là 78,50 USD/thùng. Đóng cửa phiên giao dịch trước, giá dầu brent đứng ở mức 78,54 USD/thùng, tăng 1,17%.
Giá dầu thế giới tăng trong bối cảnh những lo ngại về nguồn cung dầu trên toàn cầu lên cao. Trong một động thái mới nhất, giới chức Saudi Arabia đã tuyên bố hài lòng với mức giá hiện tại khi mà lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran sắp có hiệu lực. Điều này được dự báo sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất dầu toàn cầu.
Một yếu tố khác, theo những công bố gần đây thì dự trữ dầu tại Mỹ tiếp tục có tuần thứ 5 giảm liên tiếp. Trước đó, hồi tháng 6/2018, OPEC cũng đã phát đi thông tin các nước thành viên và một số nước liên minh đã đồng ý giảm sản lượng khoảng 1 triệu USD/ngày nhằm duy trì trạng thái cân bằng cung – cầu trên thị trường.
Trong khi đó, những lo ngại về việc giảm nhu cầu dầu trên toàn cầu do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang đã không nghiêm trọng như những dự báo trước đó. Bằng chứng là trong ngày hôm qua (18/9), khi cả Mỹ và Trung Quốc đều đưa ra tuyên bố áp thuế lên hàng hóa của nhau, thị trường chứng khoán châu Á đã có phiên tăng điểm ấn tượng. Cụ thể: Chỉ số Nikkei 225 (Nhật Bản) tăng 1,41% và chốt phiên 18/9 ở mức 23.420,54 USD, còn chỉ số Topix tăng 1,81% lên 1.759,88 USD; chỉ số Kospi (Hàn Quốc) tăng 0,26%, kết thúc phiên ở mức 2.308,98 USD… Đặc biệt, tại Trung Quốc, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm gần đây, lúc 15 giờ 30 chiều 18/9 theo giờ Hong Kong/Singapore, chỉ số Hang Seng đã tăng 0,6%; chỉ số Shanghai Composite tăng 1,82% và chỉ số Shenzhen Composite tăng 1,976%.

Người tiêu dùng Việt đang trả nhiều hơn để mua gạo sản xu���t bền vững

Một nghiên cứu mới đây cho thấy người tiêu dùng Việt Nam có nhiều khả năng phải trả nhiều hơn để mua gạo được sản xuất theo hướng bền vững.
Theo đó, nghiên cứu đã thử nghiệm phản ứng của người tiêu dùng đô thị Việt Nam đối với các nhãn hiệu sản xuất bền vững gạo. Thông qua các thí nghiệm hành vi có thể thấy, chúng khuyến khích người tiêu dùng sẵn lòng chi trả gạo được sản xuất và dán nhãn theo tiêu chuẩn sản xuất bền vững quốc gia "VietGAP" tại các siêu thị tại thành phố Cần Thơ, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Các nhà nghiên cứu cũng xem xét các điều kiện khiến người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều hơn cho gạo bền vững được chứng nhận.
Họ nhận thấy, người tiêu dùng Việt sẵn sàng trả thêm 9% cho gạo được chứng nhận sản xuất bền vững so với giá gạo thường. Khoản tăng thêm này thậm chí còn lên đến 33% khi được thông báo về nhãn sản phẩm được sản xuất bền vững có nghĩa là gì và chính xác gạo được sản xuất ở đâu.
Những người tiêu dùng tự cho rằng mình là người có ý thức về môi trường và sức khỏe có khuynh hướng phản ứng mạnh nhất với các nhãn mác sản xuất bền vững.
nguoi tieu dung viet dang tra nhieu hon de mua gao san xuat ben vung
Ảnh: IRRI
Theo Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI), một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, có một nhu cầu cấp bách đối với Việt Nam để thúc đẩy canh tác lúa bền vững.
"Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với những thách thức môi trường nghiêm trọng do lạm dụng hóa chất nông nghiệp trong sản xuất lúa gạo", ông Matty Demont, chuyên gia kinh tế cấp cao của IRRI cho biết.
"Những lo ngại về an toàn thực phẩm gần đây có thể đã thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam về chứng nhận sản xuất bền vững trong nông nghiệp".
Nghiên cứu cũng vạch ra lộ trình cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam trong việc tái cấu trúc liên tục ngành lúa gạo trong nước nhằm nâng cao tính bền vững, uy tín và chất lượng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Nghiên cứu được các nhà nghiên cứu từ IRRI, Đại học Huế, và Đại học Ghent thực hiện và được xuất bản trong Food Policy, một tạp chí quốc tế về kinh tế nông nghiệp.
IRRI cho biết, họ chủ động tham gia với các tổ chức nghiên cứu nông nghiệp toàn cầu, doanh nghiệp thực phẩm nông nghiệp, khu vực công và các tổ chức xã hội dân sự nhằm cung cấp chính sách và thiết lập các tiêu chuẩn để chuyển đổi sản xuất và tiếp thị thực phẩm. Đây là một phần trong việc thiết lập các tiêu chuẩn gạo bền vững thông qua nền tảng lúa gạo bền vững do Liên Hợp Quốc tổ chức.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Các trang trại, người chăn nuôi cảnh giác dịch bệnh tả lợn châu Phi

Bệnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở Trung Quốc đang dấy lên mối lo lắng sẽ lây lan sang các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Hiện nhiều tỉnh thành và bản thân người nuôi lợn đang có nhiều giải pháp chủ động công tác phòng chống nhằm giảm thiệt hại.
Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai, cho biết tỉnh đang sử dụng những biện pháp an toàn sinh học, tăng khả năng đề kháng của gia súc; thường xuyên tiêu độc, sát trùng chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng... Ở các trang trại chăn nuôi lợn tập trung nhằm chủ động được công tác phòng chống dịch bệnh tả lợn châu Phi.
Song song đó, trong thời gian tới, ngành sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình vận chuyển, giết mổ, kinh doanh gia súc trên địa bàn, nhất là tại khu vực giáp ranh giữa các địa phương; nỗ lực kiểm soát được những trường hợp bán chạy gia súc mắc bệnh, gia súc không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch của cơ quan thú y...

Chú thích ảnh

Dịch tả lợn châu Phi đe doạ trực tiếp ngành chăn nuôi trong nước nếu như ngành chức năng và bản thân người chăn nuôi không chủ động có biện pháp phòng chống.

"Có tổng đàn lợn thuộc diện lớn nhất nước với hơn 2,3 triệu con, trong đó có khoảng 330.000 con lợn nái, 4.900 con đực giống, còn lại là lợn thương phẩm nên chúng tôi rất quan tâm tới diễn biến của bệnh dịch tả lợn châu Phi, nhất là ở quốc gia láng giềng Trung Quốc. Hiện hàng trăm chủ trang trại lợn trên địa bàn tỉnh đã được cung cấp thông tin về dịch bệnh như: Lịch sử dịch bệnh, diễn biến, sự nguy hiểm của dịch bệnh, các giải pháp phòng chống... Từ đó có giải pháp chủ động phòng chống", ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai thông tin.
Còn tại TP Hồ Chí Minh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các đoàn liên ngành, ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tại các quận huyện triển khai ngay các giải pháp phòng chống. Theo đó, có kế hoạch cụ thể thông tin kịp thời tình hình dịch bệnh tại thành phố và trên cả nước; cung cấp nội dung tuyên truyền để người chăn nuôi hiểu rõ về những tác hại của bệnh dịch tả lợn châu Phi; giám sát tình hình chăn nuôi, dịch tễ trên địa bàn; bắt buộc các cơ sở chăn nuôi, nhất là tại khu vực chăn nuôi của các hộ nhập cư, thực hiện nghiêm việc báo cáo tình hình dịch tễ theo định kỳ...
Riêng Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam cũng đã yêu cầu các trang trại thực hiện nghiêm túc những biện pháp phòng chống dịch bệnh. Hiện các trang trại chăn nuôi lợn đã áp dụng triệt để mô hình chuồng kín để kiểm soát vật mang trùng; trại nuôi phải có hàng rào bao quanh và cổng hạn chế con người hoặc động vật khác tự do ra vào trại; không mang thịt lợn, thực phẩm có chứa thịt lợn vào trại; không sử dụng thức ăn dư thừa làm thức ăn cho lợn ăn...
Chưa có vắc xin phòng bệnh, gây ra tỉ lệ chết cao và nguy hiểm hơn nhiều so với bệnh lợn tai xanh và lở mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi thường có tỉ lệ tử vong 100%. Theo các chuyên gia trong ngành, nếu dịch bệnh xảy ra sẽ gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi trong nước. Điều đặc biệt nguy hiểm của dịch bệnh chính là sự vận chuyển của những sản phẩm thịt lợn chứ không phải con sống mới có thể lây lan dịch bệnh nhanh chóng.
"Từ ổ dịch đầu tiên phát hiện vào ngày 1/8, đến nay Trung Quốc đã có khoảng 14 ổ dịch được ghi nhận. Thời gian qua, giá lợn trong nước cao đã tạo sự chênh lệch, tạo điều kiện cho buôn lậu lợn hơi từ Trung Quốc sang Việt Nam, điều này rất dễ kéo theo nguy cơ lây lan dịch bệnh. Thực tế, nguy cơ dịch bệnh từ nước ngoài xâm nhiễm vào nước ta thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán không rõ nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc là rất cao", ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Đồng Nai lo lắng.

Giá xăng dầu hôm nay (18/9): B���t đầu đà tăng trưởng

Giá xăng dầu hôm nay 18/9 đã bắt đầu đi lên nhẹ nhàng và đang hướng đến những ngưỡng giá cao ngất ngưởng đúng như dự đoán của giới chuyên môn.
Giá xăng dầu hôm nay 18/9/2018, tính đến đầu giờ sáng, đang giao dịch ở ngưỡng:
Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 10): 69,51 USD/thùng – tăng 52 cent
Giá dầu Brent (giao tháng 10): 78,78 USD/thùng – tăng 71 cent
Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 10): 50.890 JPY/thùng – gần như không thay đổi
Giá xăng thành phẩm sàn Nymex: 199,85 USD/gallon – tăng 2,80 USD.
Giá xăng dầu hôm nay 18/9 đã bắt đầu đi lên nhẹ nhàng và đang hướng đến những ngưỡng giá cao ngất ngưởng đúng như dự đoán của giới chuyên môn.
gia xang dau hom nay 189 bat dau da tang truong
Giá xăng dầu bắt đầu đi lên.
Lệnh trừng phạt của Mỹ đang khiến lượng dầu xuất khẩu của Iran giảm dần. Hiện tại, Iran là quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn thứ ba của OPEC, cung cấp khoảng 2,5 triệu thùng/ngày, tương đương 2,5% tổng lượng dầu tiêu thụ trên thế giới.
Lượng dầu xuất khẩu từ Iran giảm gần 1/3 kể từ tháng 4 xuống dưới 2 triệu thùng/ngày tính đến cuối tháng 8 và tiếp tục giảm trong nửa đầu tháng 9.
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định Mỹ không chịu sức ép phải có một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Và trong khi thông tin về vòng đàm phán thương mại mới với Trung Quốc theo đề xuất của Mỹ được đưa ra thì trong động thái mới nhất, Tổng thống Mỹ đã chỉ đạo giới chức nước này nghiên cứu áp thuế lên thêm 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.
Bên cạnh đó, OPEC đã giảm dự báo của họ cho tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2019, chỉ ra những rủi ro kinh tế. Trong báo cáo hàng tháng của mình, OPEC cho biết nhu cầu dầu của thế giới năm tới sẽ tăng 1,41 triệu thùng/ngày, thấp hơn 20.000 thùng/ngày so với tháng trước và tháng thứ hai liên tiếp giảm dự báo.
Theo ngân hàng Barclays, giá dầu "có thể đạt 80 USD/thùng hoặc cao hơn trong ngắn hạn". Tuy nhiên, ngân hàng này cũng cho rằng, bất chấp những diễn biến trên, nguồn cung dầu toàn cầu vẫn có khả năng vượt nhu cầu trong năm tới.

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018

Hàng loạt lô hàng tôm bị c��m nhập khẩu vào Mỹ do liên quan ��ến kháng sinh cấm

Trong tháng 8, tổng cộng 33 lô hàng tôm bị cấm nhập khẩu vào Mỹ do liên quan đến các loại kháng sinh bị cấm. Đây là lượng tôm bị từ chối nhập khẩu lớn thứ hai từ đầu năm đến nay, liên quan đến vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh cấm
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã từ chối 5,6% lượng tôm nhập khẩu trong tháng 8 do lệnh siết chặt tôm nhiễm kháng sinh cấm.
hang loat lo hang tom bi cam nhap khau vao my do lien quan den khang sinh cam
Hàng loạt lô hàng tôm bị cấm nhập khẩu vào Mỹ do liên quan đến kháng sinh cấm
Trong tháng 8, tổng cộng 33 lô hàng tôm bị cấm nhập khẩu vào Mỹ do liên quan đến các loại kháng sinh bị cấm.
"Đây là lượng tôm bị từ chối nhập khẩu lớn thứ hai từ đầu năm đến nay, liên quan đến vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh cấm", Liên minh Sản xuất tôm Miền Nam cho hay.
Ngoài ra, FDA đã từ chối nhập khẩu hai lô tôm khác từ Ấn Độ do nghi nhiễm khuẩn salmonella hồi tháng 8. Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2018, FDA đã từ chối nhập khẩu tổng cộng 62 lô hàng tôm bị nhiễm khuẩn salmonella, chủ yếu xuất xứ từ Ấn Độ.
FDA siết chặt kiểm soát chất lượng tôm nhập khẩu hơn kể từ khi cơ quan này từ chối nhập khẩu tôm từ hai công ty của Ấn Độ là Royale Marine Impex Pvt. Ltd và Edhayam Frozen Foods PVT Ltd. Do nhiễm chất kháng sinh chloramphenicol. Hai lô hàng từ công ty OceanBest (M) Sdn. Bhd. Của Malaysia cũng bị từ chối cũng do dư lượng thuốc kháng sinh và phụ gia không an toàn.

Nông dân 'thủ phủ heo' Đồng Nai lo lắng

Mới đây, Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai tổ chức hội thảo "Bệnh dịch tả heo Châu Phi" với sự tham dự của đông đảo bà con nông dân, chủ trang trại vùng chăn nuôi heo lớn nhất nước…
Một trại nuôi heo tại thủ phủ heo huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. (Ảnh minh họa)
Nông dân Nguyễn Tiến Dũng (xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất) chia sẻ: "Tôi có hơn 100 con heo thịt đang nuôi tại trang trại, khi nghe về dịch bệnh tả heo Châu Phi trên các phương tiện truyền thông và chưa có vacxin phòng chống nên rất lo lắng. Trước mắt, tôi chủ động phòng chống bằng cách trang bị quần áo bảo hộ, giày ủng, sát trùng xe ra vào trang trại và tập trung cho thức ăn tốt để đàn heo khỏe mạnh nhằm hạn chế bệnh nếu dịch xảy ra".
Nông dân Nguyễn Đức Huân, chủ trang trại với đàn heo thịt gần 400 con và khoảng 50 con heo nái cho biết: "Tôi thường xuyên chích ngừa tất cả các dịch bệnh để bảo vệ đàn heo một cách tốt nhất. Nhưng dịch này lại không có vacxin, nếu bị bệnh thì heo sẽ chết 100% nên trước mắt tôi tập trung sát trùng chuồng trại, hạn chế đi ra ngoài, tăng dinh dưỡng bằng cách trộn các vitamin để heo có sức đề kháng thật tốt…".
Trước những băn khoăn lo lắng của bà con nông dân, TS.BS thú y Đinh Xuân Phát (Bộ môn Công nghệ Sinh học - Đại học Nông Lâm TP.HCM) cho biết, để chủ động phòng tránh bệnh này, người chăn nuôi cần thực hiện một số biện pháp kỹ thuật. Đó là, không mua heo từ nhiều nguồn mà mình không biết chất lượng, nguồn dịch bệnh có hay không. Thứ hai, cần tăng cường vệ sinh sát trùng. Thứ ba, phải ngăn chặn, tiêu diệt những đối tượng truyền bệnh như chuột, chim trời, ve mềm. Thứ tư, phải ngăn cản sự tiếp xúc của người nông dân đối với nguồn heo có khả năng nhiễm bệnh, người chăn nuôi không nên trực tiếp đi mua thịt heo, và nếu đi mua thì cần phải sát trùng trước và sau khi ra khỏi trang trại. Đối với các trang trại cần phải có hố sát trùng và phải nhúng chân trong hố sát trùng ít nhất 40 giây. Đối với xe vận chuyển đi từ ngoài về, trước khi vào trang trại đều phải sát trùng và sát trùng ở tất cả các vị trí trên xe, kể cả vị trí ngồi, chân ga, bánh xe, gầm xe. Đối với nguồn nước cũng phải sát trùng. Nên tạo các bể chứa và sử dụng Clo để diệt khuẩn, chờ Clo lắng đọng và bay hơi trong vòng 2 ngày thì cho heo uống.
Khi có dịch xảy ra, cần khoanh vùng dịch và tiến hành tiêu hủy. Tiêu hủy sẽ là biện pháp tốt nhất bởi con virus này có khả năng tồn tại trong xác chết hoặc trong thịt lâu ngày từ 6 tháng đến 5 năm. Nếu chôn heo bệnh, thì cần chôn sâu ít nhất 2m để tránh những con vật hoang đào bới lên sẽ phát tán mầm bệnh.
Đối với những trại chăn nuôi liên kết với các chi cục thú y hoặc phòng xét nghiệm thì việc kiểm soát bệnh là sử dụng các phương pháp mới để chẩn đoán sớm như PCR hoặc Elisa. Từ đó, trang trại có thể khoanh vùng dịch bệnh tránh tình trạng lây lan ra các trang trại xung quanh. Người chăn nuôi cần lưu ý virus này tồn tại lâu trong các con vật mang trùng; trong thịt đã được chế biến, giết mổ; cũng như tồn tại trong phân. Vì vậy, bất kỳ phương pháp nào giúp cho thịt heo đã chế biến hoặc chưa chế biến, đồ vật trong quá trình chăn nuôi, áo bảo hộ, từ trang trại này sang trang trại khác, theo xe vận chuyển… đều dẫn đến sự lây lan. Cần cẩn thận trong quá trình phòng chống bệnh và phải thông báo với chính quyền để phát hiện ra bệnh và tiêu hủy mầm bệnh sớm

Giá dầu thế giới 17/9: Căng thẳng thương mại leo thang kéo giá dầu đi xuống

Giá dầu thế giới ngày 17/9 giảm nhẹ sau thông tin Tổng thống Donald Trump chỉ đạo các cơ quan chức năng Mỹ nghiên cứu áp thuế lên thêm 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ.
Ảnh mnh họa.
Đầu giờ ngày 17/9, theo ghi nhận trên New York Mercantile Exchanghe vào lúc 20:13:41 giờ CT ngày 16/9, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2018 đứng ở mức 68,79 USD/thùng, giảm 20 cent/thùng trong phiên giao dịch.
Trong khi đó, giá dầu brent giao tháng 11/2018 đứng ở mức 77,87 USD/thùng, giảm 22 cent trong phiên.
Còn theo ghi nhận trên ifcmarketc, theo giờ Việt Nam, đầu giờ ngày 17/9, giá dầu WTI được giao dịch ở mức thấp nhất là 68,65 USD/thùng và cao nhất là 68,71 USD/thùng. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần trước (ngày 14/9), giá dầu WTI đứng ở mức 68,73 USD/thùng, tăng 0,14% so với phiên giao dịch trước đó.
Với dầu brent, đầu giờ ngày 17/9, giád ầu brent được giao dịch ở mức thấp nhất là 77,62 USD/thùng và cao nhất là 77,68 USD/thùng. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần trước (ngày 14/9), giá dầu brent đứng ở mức 77,82 USD/thùng, giảm 0,49% so với phiên giao dịch trước.
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch cuối trước tăng sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Mỹ sẽ có những hành động trừng phạt tồi tệ nhất với những quốc gia không tuân thủ các quy định về lệnh trừng phạt Iran từ phía Mỹ. Cùng với đó là tín hiệu lạc quan trong giải quyết tranh chấp thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất Mỹ - Trung khi đề xuất về một vòng đàm phán thương mại mới vào cuối tháng 9 được phía Mỹ đưa ra.
Tuy nhiên, những diễn biến mới nhất trong 2 ngày cuối tuần qua đã đập tan mọi hy vọng về việc cải thiện nhu cầu dầu thô trên thị trường. Theo đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định Mỹ không chịu sức ép phải có một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Và trong khi thông tin về vòng đàm phán thương mại mới với Trung Quốc theo đề xuất của Mỹ được đưa ra thì trong động thái mới nhất, Tổng thống Mỹ đã chỉ đạo giới chức nước này nghiên cứu áp thuế lên thêm 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.
Những thông tin trên một lần nữa đã đẩy căng thẳng thương mại giữa 2 nước lên cao và đặt nền kinh tế toàn cầu trước những rủi ro lớn.

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

Nguồn cung dự kiến tăng hơn 8%, Mỹ vẫn nhập khẩu thêm gạo

Nguồn cung gạo của Mỹ được dự báo sẽ tăng hơn 8% trong năm 2018 – 2019, chủ yếu là do diện tích gieo trồng và năng suất trung bình tại Arkansas (Mỹ) gia tăng, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Vậy vì sao Mỹ lại nhập khẩu thêm gạo?
Tiến sĩ Nathan Childs, chuyên gia kinh tế cấp cao về gạo tại Dịch vụ Nghiên cứu Kinh tế của USDA, cho biết cho tới vài năm trước, Mỹ nhập khẩu rất ít gạo, ngoại trừ gạo đặc biệt, cho thị trường người châu Á tại Mỹ. Tuy nhiên, mọi chuyện đang thay đổi.
"Chỉ vài năm trước, có vẻ như nhập khẩu khá ảm đạm, và có thể đã giảm nhẹ", ông Childs, nói.
"Tuy nhiên, chúng ta đang nhìn thấy sự khác biệt trong hai năm gần đây. Hoạt động nhập khẩu mạnh mẽ chắc chắn đã được ghi nhận. Không phải là gạo tấm. Mỹ thực sự nhập khẩu gạo tấm, nhưng thực tế loại gạo có khối lượng nhập khẩu tăng là gạo trắng".
Lượng lớn gạo nhập khẩu của Mỹ thường đến từ châu Á, với nguồn cung từ Thái Lan chiếm khoảng 60%, Ấn Đồ và Pakistan ít nhất là 20%. Nhập khẩu được dự báo sẽ đạt khoảng 28 triệu tạ năm thứ hai liên tiếp trong giai đoạn 2018 – 2019.
"Tôi cũng muốn chỉ ra, trong những năm gần đây, nguồn cung gạo từ Brazil sang Mỹ đã tăng. Dù không nhiều, có thể chỉ khoảng 30.000 tấn (trong giai đoạn 2017 – 2018). Tuy nhiên, trước đó nó chỉ từ 4.000 – 5.000 tấn.
Gạo xuất khẩu sang Brazil là gạo trắng. Một lần nữa, nếu tính theo thị phần, con số này thực sự không cao, khi Mỹ nhập khẩu có thể hơn 800.000 tấn gạo hàng năm. Và 30.000 – 40.000 tấn chỉ là một góc nhỏ trong đó. Mặc dù vậy, trước đó khối lượng nhập khẩu ở mức rất thấp".
nguon cung du kien tang hon 8 my van nhap khau them gao
Ảnh: Delta FarmPress.
Puerto Rico
Một vấn đề bất thường khác liên quan tới Trung Quốc và Puerto Rice, một phần của Mỹ nhưng chưa được hợp nhất với quốc gia này.
"Vài năm qua, Puerto Rico đã nhập khẩu gạo hạt trung từ Trung Quốc. Tuy nhiên, trong gần một thập kỷ, nhập khẩu của vùng này gần như bằng 0. Hiện, thống kê đang cho thấy, Puerto Rico đang thu mua gạo từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Khối lượng lớn gạo của Mỹ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang nằm tại Puerto Rico", ông Childs nói.
Theo USDA, nguồn cung gạo của Mỹ tăng chủ yếu do diện tích gieo trồng tại Arkanas gia tăng vì khối lượng nhập khẩu và nguồn hàng sẵn có để bán cho tương đương như năm ngoái (Arkansas chiếm khoảng 61% diện tích gieo trồng, 150.000 mẫu Anh, của Mỹ trong năm 2018).
"Mùa vụ gia tăng. Nguồn cung sẵn có đang giảm nhẹ. Nhập khẩu gần như không đổi. Điều này đã thúc đẩy mùa vụ lớn hơn. Lưu ý rằng xuất khẩu gạo của Mỹ được dự báo tăng 13%, với tiêu thụ nội địa cũng tăng trưởng ở mức tương đương. Tại sao xuất khẩu được dự báo tăng? Nguồn cung nhiều hơn, giá cạnh tranh hơn, và họ cần giải quyết số gạo đó".
Sự cần thiết của việc tăng xuất khẩu diễn ra tại thời điểm Mỹ đối mặt với cạnh tranh gia tăng về thị trường xuất khẩu chủ lực trong khu vực là Mexico và Trung Mỹ.
"Mỹ Latinh chiếm 60% xuất khẩu gạo của Mỹ. Có thể thấy Mexico, và phần còn lại của Trung Mỹ rất quan trọng đối với ngành gạo Mỹ", ông Childs cho biết.
Mặt khác, Mỹ Latinh chiếm 60% xuất khẩu gạo hạt dài của Mỹ.
"Vì vậy, nó càng trở nên quan trọng đối với Nam Mỹ, khu vực chủ yếu trồng gạo hạt dài. California, chủ yếu trồng gạo hạt trung, không xuất khẩu nhiều sang Mỹ Latinh".
Urugay và Guyana, hai nhà xuất khẩu gạo tương đối mới ở Nam Mỹ, đã tăng gần hai lần xuất khẩu sang Mexico trong năm 2017, và con số này sẽ còn tăng mạnh trong 2018.
"Tuy nhiên, vấn đề rắc rối nhất đó là xuất khẩu gạo trắng từ Brazil sang Mỹ tăng mạnh, đặc biệt ở vùng bờ biển phía Đồng, bắt đầu từ Floria và xuống tới miền Đông Nam".