Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018

Thượng đỉnh quyết định giá dầu

Những nỗ lực của Mỹ trong việc giảm giá dầu được thực hiện trước khi bỏ phiếu tín nhiệm giữa kỳ của ông Trump.
Giá dầu thế giới đã trải qua tuần giảm thứ 2 liên tiếp và có nguy cơ chưa dừng lại trước các tín hiệu tích cực của nguồn cung thế giới.
Giá dầu trước đó đã suy giảm do Libya, một thành viên OPEC đã tái mở cửa các cảng dầu lớn ở phía đông đất nước.
Thuong dinh quyet dinh gia dau
Tổng thống Trump muốn giảm giá dầu vì cuộc bỏ phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ.
Tổng Công ty Dầu mỏ quốc gia Libya (NOC) mở lại hoạt động tại 4 cảng dầu và cho phép xuất ra khoảng 700.000 thùng/ngày.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Washington có thể xem xét nhân nhượng với một số bên mua dầu của Iran, nới lỏng các biện pháp trừng phạt quốc gia này.
Một thông tin quan trọng nữa khi có thông tin chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc sử dụng đến Kho Dự trữ Dầu Chiến lược của Mỹ chứa khoảng 660 triệu thùng, đủ để cung ứng trong 3 hoặc 4 tháng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố báo cáo, dự trữ dầu mỏ của Mỹ trong tuần trước đó đã giảm 12,6 triệu thùng xuống còn 405,2 triệu thùng, mức sụt giảm hàng tuần lớn nhất trong gần 2 năm qua.
Các động thái từ Mỹ đã khiến sự lạc quan vào nguồn cung tăng lên và giá dầu đã lập tức giảm xuống.
Cùng với đó, các nhà đầu tư trên thị trường dầu mỏ thế giới không khỏi lo lắng về rủi ro căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng trong tuần tới. Mối lo ngại xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu, khiến nhu cầu dầu giảm mạnh.
Công nhân đình công ở các giàn khoan dầu và khí đốt ngoài khơi Na Uy, Iraq, ình trạng gián đoạn nguồn cung tại Venezuela đã khiến giá dầu nhích lên chút đỉnh nhưng không thể thay thế được các yếu tố mang tính tác động mạnh mẽ hơn đến từ nước Mỹ.
Lý giải cho hành động từ chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể là việc nhà lãnh đạo Mỹ đang cố gắng ghìm giá dầu xuống mức thấp nhất có thể từ đây cho tới tháng 11- khi ông có cuộc bỏ phiếu tín nhiệm giữa kỳ và các biện pháp trừng phạt Iran sẽ đi vào khuôn khô.
Thay vì trừng phạt Iran bằng cách cấm các nước khác mua bán dầu mỏ từ nước này một cách lập tức, Washington đang muốn quá trình này có lộ trình hơn và kết quả đạt được vẫn là tới tháng 11 sẽ đưa con số xuất khẩu dầu mỏ của Iran về mức 0.
Ông Trump đã có lời gợi ý với phương Tây về việc sẽ hỗ trợ để châu Âu có thể tìm được các nguồn cung dầu khác ngoài Iran chứ không chấp nhận ngó lơ cho châu Âu vẫn thông thương dầu mỏ với Iran, nghiễm nhiên vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ. Đối với ông Trump - đó không phải đồng minh.
Mỹ đã kiếm được các hợp đồng khí hóa lỏng với châu Âu làm tăng khả năng sử dụng năng lượng ở châu lục này nhưng sự thay thế về dầu mỏ mới là phương án quan trọng nhất.
Nỗ lực thế nào của phía Mỹ cũng đều nhằm tới một kết quả, đưa Iran về lại vạch xuất phát - một kết quả mang ý nghĩa biểu tượng to lớn của ông Trump, phá đổ thành tựu nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Mỹ thuộc Đảng Dân chủ Barack Obama và thiết lập điều kiện mới có lợi ích Mỹ cho thỏa thuận hạt nhân tương lai với Iran, đồng thời nâng cao thành tích của ông tại nhiệm kỳ đầu tiên.
Giảm sốc cho thị trường khỏi việc mạnh tay trừng phạt quốc gia cung cấp dầu lớn thứ 3 OPEC đã đánh trúng tâm lý về cung - cầu trên thị trường và giá dầu đã dần giảm nhiệt.
Một vấn đề cần được quan tâm nữa là Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào hôm 16/7.
Hai nhà lãnh đạo có thể sẽ bàn bạc tới tình hình Iran mà có thể tác động mạnh mẽ tới giá dầu trong tuần này.
Liệu Mỹ sẽ đề xuất một con số về sản lượng khai thác dầu mỏ với Nga nhằm ổn định lại thị trường khi thiếu nguồn cung hay không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét