Giá dầu tiếp tục đi xuống trong ngày 28/5 khi Saudi Arabia và Nga cho biết có thể bơm thêm dầu ra thị trường trong khi sự gia tăng sản lượng "vàng đen" tại Mỹ không có dấu hiệu chậm lại.
Nguồn https://goo.gl/2WGBpR
Giá dầu thế giới đi xuống. Ảnh: Reuters
Vào lúc 01 giờ 05 phút ngày 29/5 Việt Nam, giá dầu Brent kỳ hạn giao dịch điện tử đứng ở mức 75,32 USD/thùng, giảm 1,12 USD so với mức giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó. Giá dầu Brent kỳ hạn đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba tuần qua là 74,49 USD/thùng vào đầu phiên giao dịch 28/5.
Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ kỳ hạn là 66,47 USD/thùng, giảm 1,41 USD, sau khi chạm mức thấp nhất trong sáu tuần qua là 65,80 USD/thùng. Mức chênh lệch giá của hai loại dầu trên đã lên tới 9,38 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 3/2015. Khối lượng giao dịch trên thị trường dầu ở mức thấp do các ngày nghỉ lễ ở Mỹ và Vương quốc Anh.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất dầu khác do Nga dẫn dắt đã bắt đầu giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày trong năm 2017 để giảm bớt tình trạng dư cung dầu và hỗ trợ giá dầu khi giá đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một thập niên (chưa đầy 30 USD/thùng) vào năm 2016.
Nhờ đó, giá dầu đã tăng trở lại, trong đó giá dầu Brent đã vượt mức 80 USD/thùng trong tháng Năm này, làm dấy lên lo ngại giá dầu cao có thể tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế thế giới và đẩy lạm phát lên cao. Để ứng phó nguy cơ thiếu hụt nguồn cung dầu, Saudi Arabia- quốc gia dẫn đầu OPEC – và nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới là Nga đã thảo luận về việc hạ thấp mức cắt giảm sản lượng "vàng đen" nói trên và tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày.
Trong khi đó, sản lượng dầu thô của Mỹ không có dấu hiệu tăng chậm lại khi các nhà khoan dầu tiếp tục mở rộng hoạt động tìm kiếm các mỏ dầu mới để khai thác.
Các công ty năng lượng của Mỹ đã tăng thêm 15 giàn khoan dầu mới trong tuần kết thúc vào ngày 25/5, đưa tổng số giàn khoan đang hoạt động lên 859, mức cao nhất kể từ năm 2015, một dấu hiệu cho thấy sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ tiếp tục tăng.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất dầu khác do Nga dẫn dắt đã bắt đầu giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày trong năm 2017 để giảm bớt tình trạng dư cung dầu và hỗ trợ giá dầu khi giá đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một thập niên (chưa đầy 30 USD/thùng) vào năm 2016.
Nhờ đó, giá dầu đã tăng trở lại, trong đó giá dầu Brent đã vượt mức 80 USD/thùng trong tháng Năm này, làm dấy lên lo ngại giá dầu cao có thể tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế thế giới và đẩy lạm phát lên cao. Để ứng phó nguy cơ thiếu hụt nguồn cung dầu, Saudi Arabia- quốc gia dẫn đầu OPEC – và nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới là Nga đã thảo luận về việc hạ thấp mức cắt giảm sản lượng "vàng đen" nói trên và tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày.
Trong khi đó, sản lượng dầu thô của Mỹ không có dấu hiệu tăng chậm lại khi các nhà khoan dầu tiếp tục mở rộng hoạt động tìm kiếm các mỏ dầu mới để khai thác.
Các công ty năng lượng của Mỹ đã tăng thêm 15 giàn khoan dầu mới trong tuần kết thúc vào ngày 25/5, đưa tổng số giàn khoan đang hoạt động lên 859, mức cao nhất kể từ năm 2015, một dấu hiệu cho thấy sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ tiếp tục tăng.
Sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng hơn 27% trong hai năm qua lên 10,73 triệu thùng/ngày, bám sát mức sản lượng 11 triệu thùng/ngày của Nga.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét