Giá dầu giữ ở mức cao trong ngày hôm nay do nhu cầu mạnh, việc tiếp tục cắt giảm của OPEC và khả năng các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại Iran, một nước xuất khẩu dầu thô lớn.
Các thị trường vẫn ở dưới mức cao nhất trong nhiều năm đạt được trong phiên trước do sản lượng của Mỹ tăng vọt được dự kiến bù một phần cho những thiếu hụt.
Dầu thô Brent kỳ hạn ở mức 79,48 USD/thùng, tăng 5 US cent so với đóng cửa phiên trước. Dầu Brent đã vượt ngưỡng 80 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 11/2014. Dầu ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) ở mức 71,55 USD/thùng, tăng 6 US cent.
Giá dầu thô nhận được hỗ trợ từ việc cắt giảm sản lượng của OPEC nhằm thắt chặt thị trường. Nhu cầu mạnh cũng hỗ trợ giá, đặc biệt tại châu Á, cũng như hồi đầu tháng Mỹ đã thông báo áp đặt các lệnh trừng phạt mới chống lại Iran. Giá dầu Brent đã tăng 20% kể từ đầu năm nay.
Jack Allardyce, nhà phân tích nghiên cứu về dầu mỏ và khí đốt tại Cantor Fitzgerald cho biết "dự trữ trên toàn cầu đang tiếp cận mức trung bình trong dài hạn, cho thấy sự hợp tác cắt giảm nguồn cung của các nước trong và ngoài OPEC đã thành công". Mặc dù vậy, ông cho biết ông thấy ít có động lực để giá tăng nhiều trong ngắn hạn do có những lo ngại về mặt nhu cầu một phần do tính giá cao hơn.
Ở mức 80 USD/thùng, nhu cầu của châu Á khiến chi phí dầu mỏ của khu vực này vượt 1 nghìn tỷ USD mỗi năm, hơn gấp đôi những gì được thấy trong năm 2015 và 2016, hai năm trước khi OPEC bắt đầu cắt giảm sản lượng.
Giá dầu Brent giao tháng tới hiện nay đắt hơn loại giao tháng 12 gần 1,8 USD/thùng. Tuy nhiên nhu cầu mạnh cũng như gián đoạn nguồn cung do các lệnh trừng phạt mới của Mỹ chống lại Iran và sản lượng tại Venezuela đang giảm có thể sớm bắt đầu nâng đồ thị giá dầu trong tương lai.
Sản lượng dầu thô của Mỹ tăng hơn 25% trong hai năm qua, lên mức kỷ lục 10,72 triệu thùng/ngày, đưa Mỹ tiến gần tới nhà sản xuất hàng đầu thế giới là Nga.
Do sản lượng tăng mạnh, dầu thô của Mỹ xuất hiện ngày càng nhiều trên các thị trường toàn cầu như nước xuất khẩu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét